Kênh chia sẻ tin tức nhanh chóng và tin cậy cho bà con

Tân Lễ nằm ở ngã ba sông Luộc và sông Hồng (tên gọi cổ của ngã ba này là cửa Tuần Vườn), giáp ranh với tỉnh Hưng Yên (ranh giới là sông Luộc) và Hà Nam (ranh giới là sông Hồng), là xã đầu tỉnh ở phía tây bắc của tỉnh Thái Bình. Phía Nam và Đông Nam Tân Lễ giáp xã Phú Sơn (tức là thị trấn Hưng Nhân hiện nay), phía Đông là xã Canh Tân, là các xã cùng huyện. Phía Bắc giáp các xã Đức Thắng, Hải Triều, Thiện Phiến của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên, phía Tây Bắc và Tây là các xã Thủ Sĩ, Tân Hưng của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên. Phía Tây Nam, Tân Lễ giáp xã Chân Lý huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Tân Lễ có quốc lộ 39 chạy ngang qua, với Cầu Triều Dương bắc qua sông Luộc nối Thái Bình với Hưng Yên. Ngày 23 tháng 2 năm 1977, hợp nhất 2 xã Phạm Lễ và xã Tân Mỹ thành xã Tân Lễ, tên Tân Lễ được ghép từ chữ Tân (trong từ Tân Mỹ) và Lễ (trong từ Phạm Lễ) Làng Hải Triều (tức làng Hới) là một làng nghề truyền thống nổi tiếng với nghề làm chiếu Hới. Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới. sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng. Nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bấy giờ là nhờ công lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ. Hải Triều là quê hương của những danh nhân Nguyễn Thị Lộ (vợ Nguyễn Trãi, nên duyên với Nguyễn Trãi nhờ đi bán chiếu tại Thăng Long) và trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (Trạng Chiếu)...
  • Khái quát chung về xã Tân Lễ

    Tân Lễ nằm ở ngã ba sông Luộc và sông Hồng (tên gọi cổ của ngã ba này là cửa Tuần Vườn), giáp ranh với tỉnh Hưng Yên (ranh giới là sông Luộc) và Hà Nam (ranh giới là sông Hồng).

  • Giới thiệu trường THCS Phạm Đôn Lễ

    Trường THCS Tân Lễ được thành lập năm 1967 theo quyết định của UBND huyện Hưng Hà do hai trường PTCS Tân Mỹ và PTCS Phạm Lễ hợp thành, lúc đó trường có tên là trường PTCS Tân Lễ. Năm 1993 trường được tách ra từ trường PTCS Tân Lễ.

  • Giới thiệu làng Hới

    Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới, và chiếu Thái Bình (tên tỉnh). sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng.

  • Giới thiệu tam nguyên - trạng nguyên Phạm Đôn Lễ

    Phạm Đôn Lễ (1457-1531) đỗ Trạng nguyên năm 1481 đời vua Lê Thánh Tông. Ông cũng đỗ đầu cả kỳ thi Hương, thi Hội nên được coi là vị Tam nguyên đầu tiên của lịch sử khoa bảng Việt Nam. Ông làm quan đến Tả thị lang, Thượng thư.

  • Giới thiệu lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ

    Nguyễn Thị Lộ (1400 -1442), là vợ thứ của danh thần Nguyễn Trãi và là một nữ quan nhà Lê trong lịch sử Việt Nam. Tên tuổi bà từ lâu đã gắn liền với vụ thảm án Lệ Chi Viên xảy ra vào năm Nhâm Tuất (1422), dẫn đến cái chết của vợ chồng bà và cái án tru di tam tộc.

Showing posts with label news. Show all posts
Showing posts with label news. Show all posts

Wednesday, March 18, 2015

Tân Lễ mở rộng diện tích cây đậu tương trên đất hai lúa

Những năm qua, xã Tân Lễ luôn là địa phương dẫn đầu huyện Hưng Hà trong phong trào phát triển cây vụ đông, nhất là cây vụ đông trên đất hai lúa.
Người dân thôn Hà Tân (xã Tân Lễ) chăm sóc cây đậu tương trên đất hai lúa.

Vụ đông năm nay, Tân Lễ phấn đấu gieo trồng 346ha cây màu các loại (chiếm 95% diện tích đất canh tác). Đến thời điểm này, toàn xã đã gieo trồng được 275ha (đạt 76% kế hoạch), chủ lực là đậu tương, ngô nếp, ngô tẻ, khoai tây, rau màu các loại... Hiện, toàn bộ diện tích cây vụ đông của Tân Lễ đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển tốt. Riêng cây đậu tương trên đất hai lúa, xã mở rộng được gần 80ha. Theo nhiều nông dân, trồng đậu tương trên đất hai lúa là kiểu “làm chơi, ăn thật”, cho hiệu quả kinh tế cao bởi trồng đậu tương không đòi hỏi kỹ thuật cao, ít sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn. Nếu tính từ khi trồng đến khi thu hoạch chỉ khoảng 80 - 90 ngày. Ngoài ra, cây đậu tương có vai trò cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, những diện tích sau khi trồng đậu tương chuyển sang cấy lúa đều cho năng suất cao hơn.

 Ông Trần Ngọc Võ, Chủ nhiệm HTX DVNN xã Tân Lễ cho biết: Trước kia, bà con trong xã thường trồng các giống đậu tương truyền thống nên năng suất thấp, chất lượng không cao. Những năm gần đây, HTX đã vận động bà con trồng thử nghiệm các giống đậu tương mới như: ĐT12, ĐT84, ĐT26 cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Vụ đông năm nay, giống đậu tương ĐT12 được trồng nhiều trên đất hai lúa ở Tân Lễ. Đây là giống có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, thích hợp với các vùng đất khô hạn, có thể trồng được 3 vụ/năm. Nếu được chăm bón tốt, năng suất bình quân đạt khoảng 60 - 70kg/sào, thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ khoảng 75 - 80 ngày. Để khuyến khích người dân mở rộng diện tích, HTX chuẩn bị tốt các khâu dịch vụ, cung cấp các loại giống, thuốc trừ sâu và vật tư nông nghiệp cho người dân; thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con. Để người dân yên tâm sản xuất, HTX còn chủ động liên hệ với các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Hưng Yên để bao tiêu đầu ra cho sản phẩm ngô và đậu tương.

Bà Trần Thị Hồng ở thôn Hà Tân cho biết: Thực tế sản xuất cho thấy, đậu tương là giống cây dễ trồng, thích hợp trên nhiều loại đất, chi phí thấp, tốn ít công lao động, ngoài ra còn có tác dụng cải tạo đất nên được đông đảo người dân trong xã lựa chọn trồng trên đất hai lúa. Những năm qua, vụ đông luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao nên vụ mùa tôi chủ động làm sớm và cấy giống lúa ngắn ngày cho kịp thời vụ, tạo quỹ đất để trồng cây vụ đông. Vụ đông năm nay, gia đình tôi gieo trồng 3,5 sào đậu tương giống ĐT12 trên đất hai lúa, hiện nay đậu tương đang trong giai đoạn ra quả non, nếu thời tiết thuận lợi đến ngày 15/12 sẽ được thu hoạch; dự kiến năng suất bình quân đạt 60 - 70kg/sào, sau khi trừ chi phí mỗi sào cho thu lãi trên 1 triệu đồng.

Vụ đông luôn được Tân Lễ xác định là vụ sản xuất chính trong năm nên cấp ủy, chính quyền xã đã nhất quán quan điểm chỉ đạo duy trì cây màu truyền thống, tích cực chuyển đổi, đưa các cây trồng có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất trên đất chuyên màu và đẩy mạnh thâm canh trên đất hai lúa.

Phạm Hưng
Share:

Thursday, November 6, 2014

Coi trọng công tác quốc phòng- an ninh

Không chỉ biết đến là địa phương nổi tiếng với nghề sản xuất chiếu mà Tân Lễ còn là xã nằm ở vị trí chiến lược trong tuyến phòng thủ của huyện Hưng Hà. Bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân Tân Lễ luôn quan tâm xây dựng nền quốc phòng toàn dân góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương.
Nhân dân xã Tân Lễ (Hưng Hà) tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.
Sau một giờ đồng hồ vượt chừng 40 km từ thành phố Thái Bình theo hướng Tây Bắc, chúng tôi có mặt tại xã Tân Lễ. Hai mặt giáp sông, Tân Lễ còn có quốc lộ 39 chạy qua, thuận lợi cho việc giao thương buôn bán các sản phẩm của làng nghề. Ðồng chí Hà Khắc Kết, Chủ tịch UBND xã Tân Lễ cho biết: Nhận thức sâu sắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, Tân Lễ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện toàn diện nhiệm vụ công tác quân sự, quốc phòng địa phương, giữ vững danh hiệu đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang huyện.
Xuất phát từ vị trí, tiềm năng của địa phương,  Tân Lễ luôn chú trọng gắn quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng làng nghề với quy hoạch xây dựng thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ của huyện. Với nghề dệt chiếu cói có từ lâu đời được duy trì phát triển đã tạo việc làm cho phần lớn lao động địa phương. Ðảng ủy, UBND xã Tân Lễ luôn chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như điện, đường giao thông nông thôn nhằm kích cầu nghề truyền thống phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhờ thế, bức tranh kinh tế của Tân Lễ từng bước khởi sắc, đời sống của người dân trong xã được cải thiện rõ rệt. Theo tiêu chí số 10 về thu nhập trong xây dựng nông thôn mới, đến nay bình quân thu nhập đầu người của xã đạt 24 triệu đồng/năm, đây cũng là điều kiện thuận lợi để xã tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.
Cùng với đó, Tân Lễ thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh làm nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn. Trên cơ sở xây dựng lực lượng dự bị động viên, lực lượng dân quân, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) xã còn làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn các thôn rà soát, nắm chắc nguồn dân quân, thực hiện nghiêm công tác huấn luyện theo chỉ lệnh của trên đạt chất lượng, hiệu quả theo phương châm “Vững mạnh, rộng khắp”, có số lượng hợp lý, chất lượng cao.
 Ðồng chí Trần Bá Lưu, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Tân Lễ cho biết: Là địa bàn giáp ranh nên tình hình an ninh trật tự ở Tân Lễ luôn diễn biến phức tạp. Ðặc biệt, các đối tượng buôn bán, sử dụng ma túy, đối tượng đánh bạc lợi dụng địa hình giáp ranh để hoạt động làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Chính vì thế, trong những năm qua, LLVT xã phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an thành lập các tổ bảo vệ an ninh trật tự, tổ dân phòng làm công tác tuần tra, canh gác tại các tuyến giao thông trọng yếu trên địa bàn. Ðồng thời thường xuyên phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng công an các xã giáp ranh của hai tỉnh Hưng Yên và Hà Nam xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế phối hợp hoạt động trong công tác bảo đảm an ninh vùng giáo, công tác giữ gìn an ninh trật tự trên khu vực ngã ba sông Hồng và sông Luộc. Từ đó kịp thời phát hiện, triệt phá nhiều tụ điểm đánh bạc, buôn bán ma túy, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn…”.
 Ðể giữ vững danh hiệu đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của huyện, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng Ðảng bộ trong sạch vững mạnh, chính quyền vững mạnh toàn diện gắn với đẩy mạnh thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, chương trình xóa đói, giảm nghèo bền vững, phong trào “Ðền ơn đáp nghĩa”, qua đó góp phần khơi dậy phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn xã.
Tất Đạt
 [Trở về]  |    In    

Share:

Wednesday, August 27, 2014

[Game show] The cultural village no. 8: Tan Le Commune, Hung Ha District, Thai Binh province

The game show “cultural village” was performed by Thai Binh Television collaboration with Corporation of Fertilizer and Chemicals Petroleum at Phạm Đôn Lễ temple (also known as Quan Trạng temple) in Tan le commune, Hung Ha District, Thai Binh Province.
The first tableau named: Trạng Chiếu Hải Hồ was performed by people who are living at Tan Le Commune
Next to game show: Weaving mat mutual: “Hới Mat” known as the capital of the mats which are famous in Viet Nam. So people often said that: “Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới”. Nowadays, with Open Market Operations, although the Hới mats have to compete with other ones, it is still alive in the mind of each person. Moreover, thanks to the dynamic development of the village. It is enriching for many households here.
To commemorate Phạm Đôn Lễ who improved the mat’s techniques and developed it at Hải Hồ village. Yearly, on 6th January. Hải Chiều village opens a game “Hội chiếu”. People in the village can take to weave the mats by hands together.
Climbing Banana tree to take the flags
Climbing the banana tree is one of the popular traditional games here, people often held on festive occasions. Climbing the banana tree is very hard, so it is good for our health and patience that need to the ingenuity of the players.
The result of contest “climbing the banana tree taking the flags”
The audiences are watching the contest Blindfolders catching the ducks is an extremely popular game in the countryside of Viet Nam. The game was reshowed in the cultural village no.8 that performed by Thai Binh television collaboration with the Corporation Fertilizers and Chemicals Petroleum.
The leader of Hung Ha district and the leader of Thai Binh TV gave a bouquet to two teams
.
The leader of Tan Le commune gave a bouquet to two player teams
Representative of Corporation Fertilizers and Chemicals Petroleum gifted to two player teams
Here are 2 videos that show you some scenes about this, I’m sorry for low quality, My phone did not support HD that time.


Videos recorded by Huynh ICT.
Source: Thai Binh TV, translator: Huynh ICT
Share:

Saturday, July 26, 2014

Ngày ấy bây giờ

Những năm qua, do tác động của cơ chế thị trường nghề dệt chiếu thủ công có phần giảm sút nhưng Ðảng bộ và chính quyền xã Tân Lễ đã có nhiều chủ trương, giải pháp thúc đẩy nghề và làng nghề phát triển như khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp duy trì phát triển nghề, nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm, khuyến khích du nhập nghề mới về địa phương.
Sản xuất chiếu tại xã Tân Lễ (Hưng Hà). Ảnh: Ngọc Linh

Ông Hà Văn Kết, Chủ tịch UBND xã Tân Lễ (Hưng Hà) cho biết: Nghề dệt chiếu Hới có từ thời Tiền Lê rồi phát triển mạnh ở thời Hậu Lê. Xuất phát từ công lao của ông Phạm Ðôn Lễ khi đi sứ sang Trung Quốc đã học được bí quyết kỹ thuật của nghề dệt chiếu rồi về truyền lại cho người dân trong làng. Từ đó người làng Hới đã có kỹ thuật dệt khung nằm, có ngựa đỡ sợi dọc, làm cho sợi đay căng, chao cói nhanh hơn và chiếu đẹp hơn. Chiếu Hới bắt đầu nổi tiếng từ đây với câu ca “ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới’’.

Ðã có thời ở Tân Lễ người người làm chiếu, nhà nhà làm chiếu, bình quân mỗi hộ trong xã đều có một khung dệt. Những năm qua, do tác động của cơ chế thị trường nghề dệt chiếu thủ công có phần giảm sút nhưng Ðảng bộ và chính quyền xã Tân Lễ đã có nhiều chủ trương, giải pháp thúc đẩy nghề và làng nghề phát triển như khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp duy trì phát triển nghề, nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm, khuyến khích du nhập nghề mới về địa phương. Tân Lễ đã thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nghề do đồng chí Bí thư Ðảng bộ làm Trưởng ban, giao các thành viên, cấp ủy viên phụ trách từng làng nghề, từng nghề và từng thôn. Ngoài ra, địa phương còn tạo điều kiện tín chấp giúp cho các hộ gia đình vay vốn sản xuất, mua máy dệt chiếu, dành quỹ đất hợp lý để các hộ mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh, biểu dương khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong phát triển nghề và làng nghề. Do đó nghề chiếu cói ở Tân Lễ không chỉ phát triển mạnh mà còn phát triển thêm mặt hàng mới là dệt chiếu nilon.

Với những chủ trương trên, thời gian qua nghề và làng nghề ở Tân Lễ đã phát triển tương đối bền vững. Từ năm 2011 đến nay đã có 5 dự án mở cơ sở sản xuất mới với diện tích 17.000m2 để mở xưởng, quy hoạch hệ thống đường điện, đường giao thông với tổng số vốn 70 tỷ đồng. Nghề dệt chiếu cói truyền thống, năm 2010 duy trì được 1.450 khung dệt, tới năm 2012 có 1.201 hộ duy trì nghề, thu hút 1.305 lao động, sản phẩm hàng năm đều đạt trên 1,5 triệu lá chiếu, giá trị đạt trên 78 tỷ đồng. Trong năm 2010, Tân Lễ có thêm 14 máy dệt chiếu cói, tới nay số lượng máy tăng nhanh với tổng số 63 máy, công suất gấp 60 lần dệt thủ công, thu hút 630 lao động, đạt 695.750 lá chiếu, giá trị đạt trên 55 tỷ đồng. Toàn xã còn có 32 hộ chuyên in chiếu hoa, thu hút 65 lao động. Ngoài ra còn có 256 hộ trồng đay tạo việc làm cho 405 lao động, đem lại thu nhập 1.600 triệu đồng. Ngoài sản xuất phân tán, trong những năm qua đã có 5 doanh nghiệp đầu tư sản xuất chiếu nilon với 255 máy, thu hút 600 lao động, sản xuất đạt 1,3 triệu lá chiếu/năm, giá trị đạt trên 61 tỷ đồng, đem lại thu nhập cho người lao động bình quân đạt từ 3,5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Ông Nguyễn Văn Sơn, chủ cơ sở dệt chiếu Tiến Sơn cho biết: Hàng chục năm nay gia đình ông gắn bó với nghề dệt chiếu, tuy nhiên từ hơn 10 năm qua ông đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng mua 6 máy dệt chiếu cói, 45 máy dệt chiếu nilon. Ðặc biệt, cơ sở của ông Sơn còn tự chế nhựa nguyên liệu để làm hoàn thiện sản phẩm chiếu nilon mà không phải nhập bất cứ nguyên liệu nào. Bình quân mỗi tháng cơ sở sản xuất vài nghìn đôi chiếu cói, 9.000 chiếc chiếu nhựa, trong đó 30% sản phẩm xuất sang thị trường Campuchia và Lào, đem lại doanh thu trên 3 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, cơ sở còn tạo việc làm cho hơn 100 lao động trong lúc nông nhàn với thu nhập bình quân hơn 4 triệu đồng/người/tháng.

Không chỉ có ông Sơn, ở Tân Lễ còn có hàng chục cơ sở dệt chiếu lớn như cơ sở Nguyễn Văn Bắc, thôn Bùi Xá đã đầu tư xây dựng 2 nhà xưởng trên diện tích 10.000mvới trên 200 máy dệt, đem lại doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm thường xuyên cho 1.000 lao động ở trong và ngoài xã; cơ sở Nguyễn Văn Dũng, thôn Hải Triều mạnh dạn vay vốn ngân hàng cùng người thân mua trên 80 máy dệt và máy phụ trợ dệt chiếu, tạo việc làm cho 200 lao động với thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng, bình quân hàng năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Từ phát triển nghề dệt chiếu truyền thống đến nay đời sống người dân Tân Lễ đã có nhiều khởi sắc. Năm 2013, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 170.980 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 60,05%; tốc độ tăng trưởng kinh tế 15,3%, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 21 triệu đồng/người/năm. Năm 2007, làng Hới - Hải Triều được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam vinh danh “Làng nghề Việt Nam’’, năm 2008 được UBND tỉnh công nhận xã nghề, năm 2010 - 2011 được UBND tỉnh tặng Bằng khen, năm 2012 được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua đơn vị xuất sắc.
Thu Thủy
Share:

Thursday, June 5, 2014

Hiệu quả phong trào xung kích, tình nguyện

Trong những năm qua, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) xã Tân Lễ (Hưng Hà) không ngừng thi đua học tập, rèn luyện lao động, sáng tạo, xung kích trên mọi lĩnh vực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đồng lòng chung sức xây dựng quê hương giàu đẹp.
Tuổi trẻ Tân Lễ (Hưng Hà) tham gia làm đường giao thông nội đồng.
Công tác đoàn và phong trào thanh thiếu niên ở Tân Lễ đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, trong đó nổi bật là phong trào thanh niên tham gia phát triển kinh tế, ĐVTN đã đi đầu trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật để nhân rộng nhiều mô hình phát triển kinh tế.
Thực hiện Nghị quyết số 100-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2015 và những năm tiếp theo, toàn xã có 7 ĐVTN đầu tư máy dệt chiếu, mỗi máy thu hút từ 10 - 12 lao động với thu nhập bình quân 2,5 - 3,5 triệu đồng/người/tháng. Các mô hình gia trại do ĐVTN làm chủ tập trung theo hướng VAC, chăn nuôi thủy sản, kinh doanh dịch vụ đem lại nguồn thu nhập ổn định cho bản thân và phát triển kinh tế gia đình. Có thể kể đến mô hình các anh: Nguyễn Ngọc Thái, Vũ Văn Hùng (Chi đoàn Hải Triều), Hà Công Ngọc (Chi đoàn Hà Tân), Trần Văn Mạnh (Chi đoàn Tân Hà), Đặng Văn Thiệu, Nguyễn Văn Khuyến (Chi hội Quan Khê)…
Bên cạnh đó, tuổi trẻ Tân Lễ đã và đang có những đóng góp quan trọng trong các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, những công trình, phần việc thanh niên đã để lại ấn tượng tốt đẹp đối với nhân dân trong xã. Vì môi trường xanh - sạch - đẹp, ĐVTN trong xã đã tham gia vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý rác thải tại các trục đường.
Các hoạt động “thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” không ngừng được mở rộng về quy mô, nội dung và hình thức. Đoàn xã đã thành lập đội thanh niên xung kích phòng chống lụt bão (gồm 100 ĐVTN), mỗi chi đoàn thành lập 1 tổ thanh niên xung kích sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh điều động. Phát huy tinh thần xung kích, tuổi trẻ Tân Lễ còn tích cực tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông; tham gia các chiến dịch tình nguyện hè, hoạt động vệ sinh đường làng ngõ xóm vào ngày 24 hàng tháng, các dịp lễ, tết…
Các phong trào: “Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã thu hút đông đảo ĐVTN tham gia, góp phần khơi dậy hoài bão và tinh thần cống hiến của thế hệ trẻ hôm nay cũng như giúp họ hiểu, tự hào hơn về truyền thống lịch sử vẻ vang của cha anh trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng tiếp bước truyền thống trong giai đoạn mới. Trong phong trào “Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự an toàn xã hội”, Đoàn xã đã tích cực tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự, phối hợp thực hiện tốt công tác vận động thanh niên lên đường nhập ngũ bảo đảm chất lượng và chỉ tiêu, thực hiện các chương trình phối hợp về ngăn ngừa, tố giác, phòng chống tội phạm trong thanh thiếu niên.
Phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp” được Đoàn xã Tân Lễ chú trọng, điển hình là việc đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp và lập nghiệp, định hướng trong việc lựa chọn nghề, dạy nghề cho thanh niên, giúp thanh niên có các kiến thức cơ bản khi tham gia thị trường lao động. Các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ, đội viên lớn, đặc biệt khai thác thế mạnh nghề truyền thống (dệt chiếu) được đông đảo ĐVTN tham gia. Đến hết năm 2013, toàn xã có hơn 300 ĐVTN tham gia làm nghề dệt chiếu  với thu nhập ổn định từ 3,5 - 4,5 triệu đồng/người/tháng. Hàng năm, tuổi trẻ Tân Lễ còn tham gia sản xuất, mở rộng diện tích trồng cây vụ đông của gia đình.
Anh Trần Văn Kiên, Bí thư Đoàn xã Tân Lễ cho biết: Trong thời gian tới, Đoàn xã sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa hơn nữa để tuổi trẻ Tân Lễ xứng đáng là chủ nhân tương lai của quê hương.
Phương Chi
Share:

Tuesday, March 18, 2014

Mặt đường quốc lộ 39 xuống cấp nghiêm trọng


Xe quá tải là nguyên nhân chính dẫn đến mặt đường bị hư hỏng
Tuyến đường quốc lộ 39 km50 thuộc địa phận xã Liên Hiệp và km50 + 110 cầu Lê thuộc thị trấn Hưng Nhân (Hưng Hà – Thái Bình) mặt đường xuống cấp, hư hỏng khiến giao thông qua lại rất khó khăn.
Quốc lộ 39 đã được đưa vào sử đụng đã lâu nay xuống cấp rất nghiêm trọng, xuất hiện hiện tượng hằn lún vệt bánh xe, ổ trâu, ổ gà.Cụ thể, theo ghi nhận đoạn qua địa phận xã Liên Hiệp thuộc km50 và km50 + 110 đoạn qua cầu Lê thuộc thị trấn Hưng Nhân xuất hiện ổ trâu, ổ gà, đường bụi mù mịt, tầm nhìn bị che khuất rất khó điều khiển phương tiện. Vào mùa mưa có chỗ xuất hiện các vũng ứ đọng nước rất nguy hiểm cho người dân qua lại.

  
Đây là tuyến đường huyết mạch, là cầu nối kinh tế của tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên. Mỗi ngày có hàng trăm chiếc xe chở quá tải lưu thông làm cho tuyến đường hỏng rất nhanh. Những xe chở vật liệu xây dựng còn làm đất, đá rơi vãi khắp nơi rất nguy hiểm cho người dân đi đường.
Ông Vũ Đức Bàng (65 tuổi) một người dân xã Liên Hiệp - bức xúc nói: “ Dân ở đây bức xúc lắm, đường đi lại rất nhiều ở trâu, ổ gà, đi lại rất khó khăn. Mỗi khi có xe to chạy qua vào những ngày nắng thì đường bụi mù còn những ngày mưa thì đường lụt lội rất bẩn”.
Cũng theo ông Bàng cho biết thêm người dân bức xúc quá nên đoạn đường này đã được sửa lại  nhưng chỉ được vài tháng thì đâu lại vào đó: “ Họ sửa tạp nham, chắp vá cho là có sửa thôi”. Ông Bàng rất mong các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhanh chóng vào cuộc, tu sửa lại đoạn đường này để người dân đi lại thuận tiện hơn.
Một số hình ảnh do PV ghi nhận:
Share:

Monday, May 6, 2013

Xuân về trên những mái nhà đại đoàn kết

Những con đường tràn ngập sắc xuân. Những ngôi nhà Ðại đoàn kết mới đã mở cửa đón chào xuân sang. Còn chủ nhân của những ngôi nhà chất chứa bao tình người cũng hân hoan, rạo rực với niềm vui lớn của đời mình.
Bà Vũ Thị Liên, xã Tân Lễ (Hưng Hà) đón nhận tiền, quà từ Công ty CP Tập đoàn Hương Sen.

Nữ cựu thanh niên xung phong Vũ Thị Vân, xã Phú Châu (Ðông Hưng) nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, khoác ba lô lên đường vào tuyến lửa. Hòa bình lập lại, trở về quê hương với đầy ắp kỷ niệm chiến trường. Từ đó đến nay, bà ở vậy, một thân một mình, làm bạn với đồng ruộng, hoa cỏ, sống nhờ trong ngôi nhà của người anh trai vốn đã nhỏ bé, lại có tới 3 thế hệ sinh sống nên càng chật chội. Năm 2012, niềm vui lớn đã đến với bà Vân. Báo Sài Gòn giải phóng phối hợp cùng Ngân hàng Công Thương Việt Nam, thông qua MTTQ tỉnh hỗ trợ 45 triệu đồng cho bà xây nhà Ðại đoàn kết. Thế là niềm mong ước lớn nhất đời của nữ cựu thanh niên xung phong khi bước sang cái tuổi 64 giờ đã trở thành hiện thực.

Ngồi tiếp khách trong căn nhà mái bằng mới khang trang, rộng 24 mdo mình là chủ nhân, bà Vân không khỏi bùi ngùi, xúc động, nước mắt lưng chòng nói lời cảm ơn tấm lòng sẻ chia của các nhà tài trợ, sự quan tâm của MTTQ các cấp, bà con lối xóm đã hỗ trợ tiền, ngày công lao động xây tổ ấm cho bà. Trong ngôi nhà mới còn thơm mùi vôi vữa, vật dụng rất đơn sơ nhưng thứ với bà Vân không thể thiếu đó là lọ hoa rất đẹp bà đã dùng số tiền ít ỏi còn lại sau xây nhà để mua. Dù không phải là hoa cỏ dại như ở chiến trường mà xưa bà vẫn thích nhưng nó mang lại hơi thở cuộc sống cho ngôi nhà, nhất là khi không khí tết đang tới rất gần, làm lòng bà ấm lại, vui phơi phới như đang trở lại tuổi đôi mươi.

Cũng là nữ thanh niên xung phong như bà Vân, nhưng cuộc đời của bà Vũ Thị Liên (67 tuổi), thôn Thanh Triều, xã Tân Lễ (Hưng Hà) có phần may mắn, hạnh phúc hơn vì trở về từ chiến trường bà lập gia đình, sinh được 4 người con. Nhưng cuộc đời bà cũng chỉ hơn được bà Vân ở chỗ có chồng, có con, chứ cái nghèo thì mãi không dứt ra được. Cũng chính vì quá nghèo, chồng bà phải lặn lội đi làm ăn xa mong kiếm tiền gửi về nuôi con nên đã phải bỏ xác nơi xứ người vì hầm sập. Chồng mất khi tóc còn xanh để lại cho bà Liên một đàn con thơ dại, bà Liên phải gồng mình chạy ăn từng bữa nuôi, dạy con. Ngôi nhà không có bàn tay chăm chút của người đàn ông xiêu vẹo theo thời gian. Ðói rét, khó nhọc, cô đơn… bà chịu đựng được hết, chỉ mong có tiền xây lại căn nhà kiên cố để mẹ con quây quần, nhưng đã mấy chục năm qua đi rồi, tóc trên đầu bà đã nhiều sợi bạc mà vẫn chưa thực hiện được. Con cái vì miếng cơm manh áo phải tha phương làm ăn, buôn bán để lại mẹ già sống lủi thủi một mình trong căn nhà nát.

Ðể chia sẻ và giúp bà biến ước mơ thành hiện thực, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hương Sen đã quyết định hỗ trợ bà Liên 30 triệu đồng, MTTQ xã Tân Lễ trích “Quỹ vì người nghèo” hỗ trợ bà 5 triệu đồng, bà con lối xóm giúp bà phá, dỡ, thu dọn gạch, vữa của ngôi nhà cũ, con cái, cháu chắt, dòng họ cũng hỗ trợ bà kinh phí xây ngôi nhà mới trên diện tích 80 m2 . Ngày mà chúng tôi cùng Công ty Cp Tập đoàn Hương Sen, lãnh đạo MTTQ tỉnh, huyện Hưng Hà đến trao quà, ngôi nhà đang được hoàn thiện, giáp tết sẽ xong để bà kịp đón con cháu về quây quần bên mâm cỗ đón giao thừa trong ngôi nhà mới. Ðón nhận tiền, quà (chăn ấm, nước ngọt) từ Công ty Cp Tập đoàn Hương Sen, bà Liên xúc động nói: Ðược hỗ trợ xây nhà mới, lại được tặng nước ngọt, chăn ấm, xuân này hơn hẳn những xuân qua, cả nhà sẽ say sưa đón mừng năm mới nhưng không bao giờ quên tấm lòng hảo tâm của cụ Sen (Chủ tịch HÐQT kiêm TGÐ Công ty CP Tập đoàn Hương Sen)  đã dành cho gia đình.

Thuộc diện hộ nghèo của thôn Phú Hà, xã Tân Lễ, bản thân đau ốm luôn, chồng đã mất, sống một mình, cả 2 người con đều đi làm ăn xa, bà Trần Thị Thuận cũng được Công ty Cp Tập đoàn Hương Sen hỗ trợ 30 triệu xây nhà Ðại đoàn kết. Cùng với số tiền con cái, họ hàng hỗ trợ và vay mượn thêm, hàng xóm giúp 20 ngày công, bà Thuận đã xây xong và đang ở trong căn nhà mới, lợp prôximăng, với tổng kinh phí hơn 40 triệu đồng. Nhận tiền và quà của các đơn vị trao tặng, bà Thuận đã khóc, giọt nước mắt vui sướng, giọt nước mắt xúc động trước tình người bao la. Bà khóc cũng vì xuân đầu tiên được ở trong ngôi nhà mới không biết con cháu làm ăn tận trong Nam có dành được tiền, có mua được vé tàu mà về chung vui với mẹ già vẫn ngày đêm héo mòn trông ngóng.

Một hộ nghèo khác ở xã Vũ Lăng (Tiền Hải) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (hai vợ chồng bị tàn tật, thiểu năng trí tuệ, hiện không làm được gì, hay đi lang thang, có mấy người con thì một người bị tâm thần), nhà bị bão số 8 làm tốc mái cũng sẽ được đón tết trong ngôi nhà mái bằng mới xây xong, rộng 40 m2 . Ðây là món quà do Báo Thái Bình phối hợp với Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam hỗ trợ cho gia đình ông Lê Duy Tôn bị thiệt hại nặng bởi cơn bão số 8, giúp họ ổn định nơi ăn, chốn ở khi xuân mới đang về.

Những con đường tràn ngập sắc xuân. Những ngôi nhà Ðại đoàn kết mới đã mở cửa đón chào xuân sang. Còn chủ nhân của những ngôi nhà chất chứa bao tình người cũng hân hoan, rạo rực với niềm vui lớn của đời mình.

Bài, ảnh: Thu Hiền
Share:

Monday, March 18, 2013

Cây ngô lai trên vùng đất bãi Tân Lễ

Những năm gần đây, xã Tân Lễ (Hưng Hà) không chỉ được biết đến là vùng cung cấp đậu tương giống cho các địa phương khác mà còn là vùng chuyên canh sản xuất các giống ngô lai có giá trị kinh tế cao của huyện. Qua nhiều năm đưa cây ngô vào trồng trên đất bãi, đến nay đã khẳng định hiệu quả kinh tế cao gấp 2 đến 3 lần so với trồng lạc trước kia, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người nông dân trong xã.
Nông dân xã Tân Lễ (Hưng Hà) chăm bón ngô trên vùng đất bãi.
Tân Lễ có lợi thế là một trong những xã có diện tích đất bãi ven sông lớn với khoảng 170 ha. Những năm trước đây, diện tích đất bãi chỉ trồng lạc cho hiệu quả kinh tế thấp, đời sống nhân dân bấp bênh. Chính quyền xã đã tích cực vận động người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa nhiều giống cây mới vào thử nghiệm, chọn ngô lai làm cây trồng chủ lực trên vùng đất bãi. Đến nay, cây ngô đã chứng tỏ được hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng đất này, hàng năm ngô cho năng suất cao, nhờ đó đời sống kinh tế của bà con trong xã ngày càng ổn định.
Đi dọc trên đê ven sông Luộc đoạn qua xã Tân Lễ, đâu đâu chúng tôi cũng thấy màu xanh bạt ngàn của cánh đồng ngô, cả những vùng đất trước đây bỏ hoang nay cũng được đưa vào sử dụng. Trên cánh đồng thôn Tân Hà, vợ chồng bác Trần Công Chấp đang chăm bón cho 7 sào ngô, hai bác vui vẻ cho biết: Từ khi UBND xã có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây ngô lai vào trồng trên vùng đất bãi thì cuộc sống gia đình khá lên hẳn. Cây ngô lai không chỉ dễ chăm sóc mà cho hiệu quả kinh tế cao gấp từ 2 đến 3 lần so với trồng lạc.
Không những vậy, nếu trước kia hàng năm chỉ trồng được 2 vụ lạc thì đến nay trên cùng một diện tích canh tác, các gia đình có thể trồng tới 3 vụ, trong đó 2 vụ ngô và 1 vụ đậu tương. Sản phẩm ngô sau thu hoạch ngoài mục đích phục vụ cho chăn nuôi của địa phương còn có thể bán cho các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Hưng Yên. Hiện nay từ việc luân canh ngô và đậu tương có thể thu tới trên 150 triệu đồng/ha/năm.
Sau gần chục năm cây ngô lai bén rễ trên vùng đất bãi Tân Lễ, đến nay đã có hàng trăm hộ trồng ngô với diện tích từ 2 sào cho đến hàng mẫu/hộ. Cũng nhờ cây ngô mà cuộc sống của người dân nơi đây đang dần được cải thiện. Hàng năm, HTX DVNN thường xuyên kết hợp Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện mở nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc ngô cho bà con nông dân.
Bên cạnh đó, HTX Tân Lễ còn tiếp thu các giống ngô mới có năng suất cao cho bà con sản xuất. Các giống ngô được trồng chủ yếu hiện nay là NK6326, NK.6654 và ngô lai Bioseed B.265. Nhờ chú trọng chăm sóc nên hiện nay toàn bộ diện tích ngô đông của xã phát triển tốt, đang trong giai đoạn trổ cờ phun râu và sẽ cho thu hoạch vào tháng 12 tới.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Ngọc Võ, Phó Chủ nhiệm HTX DVNN Tân Lễ cho biết: “Để giúp người dân phát triển kinh tế, UBND xã Tân Lễ thường xuyên vận động bà con đưa vào trồng thử nghiệm nhiều loại cây trên vùng đất bãi, từ đó xác định ngô là cây phù hợp với tổng diện tích hơn 150 ha/vụ. Nhờ trồng ngô mà chăn nuôi trong xã cũng phát triển, đến nay toàn xã đã hình thành hàng chục trang trại và 200 gia trại; khoảng 1.500 con trâu bò, 5.700 con lợn và hơn 78.000 con gia cầm; diện tích nuôi thả thủy sản hơn 45 ha; kinh tế của xã đang phát triển khá ổn định, đời sống nhân dân đang đổi thay từng ngày”.
Share:

Giới thiệu trường THCS Phạm Đôn Lễ

*Nhóm facebook nơi giao lưu cán bộ giáo viên và học sinh:
http://facebook.com/groups/thcsphamdonle
*Fanpage do thầy Tuấn – Phó hiệu trưởng quản lý:
https://facebook.com/THCSPhamDonLe
* Trang chủ:
http://pgdhungha.edu.vn/thcs-phamdonle/




+Giới thiệu:
Trường THCS Tân Lễ được thành lập năm 1967 theo quyết định của UBND huyện Hưng Hà do hai trường PTCS Tân Mỹ và PTCS Phạm Lễ hợp thành, lúc đó trường có tên là trường PTCS Tân Lễ. Năm 1993 trường được tách ra từ trường PTCS Tân Lễ. Trường thuộc địa phận xã Tân Lễ, phía Bắc giáp sông Luộc, phía Đông giáp xã Canh Tân, phía Nam giáp Thị trấn Hưng Nhân, phía Tây giáp sông Trà Lý. Đến tháng 8 năm 2011 trường được đổi tên thành trường THCS Phạm Đôn Lễ theo quyết định 6600/UBND huyện Hưng Hà. Xã Tân Lễ có 14 thôn với 13000 nhân khẩu, trong đó có 2 thôn theo đạo thiên chúa giáo; là mảnh đất có truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng lâu đời, nổi tiếng với những danh nhân văn hóa như trạng nguyên Phạm Đôn Lễ, lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ… Trường có diện tích 8800m2, có 18 phòng học, 2 phòng học bộ môn, 1 phòng thư viện, 1 phòng Tin học, 1 phòng thiết bị, 1 phòng Đoàn-Đội, 1 dãy nhà hiệu bộ.
Năm học 2010 – 2011 trường có 20 lớp với 667 học sinh. Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường là 50. Trong đó Đảng viên là: 24; có 35 cán bộ giáo viên, nhân viên trình độ trên chuẩn đạt tỷ lệ 68,6%; 16 cán bộ giáo viên, nhân viên có trình độ chuẩn đạt tỷ lệ 31,4%. Trường có 13 thày cô đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp, trong đó 1 cô được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 11 thầy cô được công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 2 thầy cô được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường. Toàn trường có 161 em học sinh đạt học sinh giỏi các cấp; 100% học sinh tốt nghiệp THCS; 98,5% học sinh được lên lớp thẳng.
Danh hiệu thi đua trường đã đạt được: Tập thể LĐTT cấp tỉnh, cấp huyện. Chất lượng giảng dạy của nhà trường luôn giữ ổn định.
Năm học 2011 – 2012 trường có 21 lớp với tổng số 702 học sinh. Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường là 51, thầy giáo Trần Ngọc Sáng-Hiệu trưởng; thầy giáo Vũ Anh Tuấn-Phó hiệu trưởng; thầy giáo Tô Quang Cảnh-Chủ tịch Công đoàn. Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường quyết tâm phấn đấu năm học 2011 – 2012 trường đạt được kết quả cao hơn năm học trước.
Địa chỉ: Xã Tân Lễ – huyện Hưng Hà – tỉnh Thái Bình.
Share:

Vững chãi “cây cổ thụ” làng nghề

Vào những ngày cuối năm, không khí ở các làng nghề dệt khăn truyền thống ở Thái Phương, dệt chiếu cói ở Tân Lễ, Thị trấn Hưng Nhân lại nhộn nhịp như xưa. Các làng nghề dệt may ở Hưng Hà đã trải qua một năm có nhiều biến cố, âu cũng là lẽ thường tình của quy luật cung, cầu.
In hoa văn trên sản phẩm chiếu cói truyền thống ở xã Tân Lễ (Hưng Hà). Ảnh: Ngọc Linh
In hoa văn trên sản phẩm chiếu cói truyền thống ở xã Tân Lễ (Hưng Hà). Ảnh: Ngọc Linh
Năm 2012, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ sản xuất ở hầu hết các địa phương trong tỉnh bị bao trùm bởi sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, trong nước lạm phát cao, bất ổn của nền kinh tế vĩ mô. Do đó, một số doanh nghiệp đã phải giải thể, ngừng sản xuất; những doanh nghiệp, hộ sản xuất trụ được cũng giảm năng lực sản xuất và doanh thu… Trong bối cảnh chung ấy, một số doanh nghiệp, làng nghề ở Hưng Hà cũng bị ảnh hưởng khá nặng nề, sản phẩm làm ra khó bán, tiêu thụ chậm, lao động có ít việc làm. Song, Hưng Hà có các làng nghề truyền thống hàng trăm năm nay, như cây cổ thụ bám sâu vào lòng đất mẹ đã nhanh chóng vươn lên phục hồi sản xuất, trụ vững trước những bất ổn của thị trường, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng CN-TTCN của huyện. Tổng giá trị sản xuất CN-TTCN đạt 1.812,2 tỷ đồng, tăng 8,79% so với năm 2011.
Hình ảnh một số làng nghề dệt khăn ở Hưng Hà khi chúng tôi về trong những tháng đầu năm 2012 vẫn còn in đậm, bóng dáng công nhân trong các công ty, xí nghiệp chỉ còn lác đác, những chiếc máy dệt nằm im ỉm… Ông Hoàng Minh Chính, Trưởng phòng Công thương lúc đó lo lắng tâm sự: Hàng dệt may cơ bản phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, trong khi đó các nước đang rơi vào thời kỳ suy thoái và khủng hoảng nợ công tràn lan nên xuất khẩu đã giảm mạnh, khoảng 21% so với những tháng đầu năm 2011; trong khi đó các doanh nghiệp dệt may chủ yếu là nhỏ và vừa nên rất khó khăn trong việc khai thác thị trường xuất khẩu mới, thị trường truyền thống thì đơn đặt hàng giảm, do đó đã tồn kho trên 2.500 tấn khăn, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, kinh doanh của các làng nghề.
Ðặc biệt, giá trị sản xuất ngành dệt may của Hưng Hà luôn chiếm 50% giá trị sản xuất CN-TTCN trong toàn huyện, do đó đã tác động không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chung. Cũng trong dịp này, chúng tôi được ông Trần Viết Chính, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT mời dự cuộc họp tháo gỡ vốn vay cho các doanh nghiệp dệt may. Tại đây, nhiều vấn đề được các chủ doanh nghiệp dãi bày và kiến nghị về giảm lãi suất, gia hạn thời gian vay. Theo các doanh nghiệp thì các tháng đầu năm việc xuất khẩu hàng dệt may giảm từ 40 - 50% sản lượng; đồng thời giá cũng giảm mạnh, từ 6 USD/ kg khăn xuống còn 3,8 – 4 USD/kg. Các doanh nghiệp chủ yếu mới thành lập nên năng lực cạnh tranh thấp, ít vốn, chưa có khả năng ra nước ngoài tìm kiếm thị trường; trong khi đó vẫn phải duy trì sản xuất để bảo đảm việc làm cho người lao động, cũng như giữ chân họ gắn bó với công ty.
Vì vậy, việc cứu vãn 54 doanh nghiệp dệt may trong huyện đã đặt lên vai các cấp ủy, chính quyền và một số ngành liên quan như ngân hàng, thuế. Qua đây không chỉ giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của huyện mà còn duy trì, phát triển các làng nghề đã có hàng trăm năm nay. Theo đó, Hưng Hà đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ sản xuất thông qua một số cơ chế chính sách hỗ trợ mua máy dệt khăn mới; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc xét duyệt dự án thành lập các doanh nghiệp mới để làm đầu tầu dẫn dắt cho các làng nghề phát triển... Ðặc biệt, trong buổi thảo luận với các doanh nghiệp về những khó khăn vướng mắc, ông Trần Viết Chính, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT đã thông báo quyết định giảm lãi suất tiền vay của các đơn vị dệt may bắt đầu từ tháng 7 đến 25/12/2012, từ 13%/ năm xuống 11%/ năm.
Nhờ có sự vào cuộc kịp thời của các cấp, các ngành và nỗ lực của những người yêu nghề, cùng các doanh nghiệp đã vươn lên tiếp tục duy trì sản xuất có hiệu quả. Các hộ dân, doanh nghiệp đã tiếp tục đầu tư máy móc, chấn chỉnh lại sản xuất, do đó 44 làng nghề và 4 xã nghề vẫn giữ vững tiêu chí được UBND tỉnh công nhận trước đó. Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện Hưng Hà có 5.208 máy dệt khăn, tăng 227 máy; máy dệt chiếu cói nilon 231 máy, tăng 83 máy so với năm 2011. Tổng giá trị sản xuất của các làng nghề đạt 1.332,36 tỷ đồng (giá thực tế), tăng 9,3% so với năm 2011. Cùng với các làng nghề truyền thống, một số nghề mới du nhập về cũng phát triển khá ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao, như nghề sản xuất men rượu, men vi sinh, bánh mứt kẹo doanh thu bình quân đạt 10 – 15 tỷ đồng/ 1 cơ sở.
Ngoài ra, năm 2012 Hưng Hà còn tiếp nhận thêm 12 dự án đầu tư vào huyện, với tổng số vốn đăng ký 66,4 tỷ đồng; trong đó 8 dự án đang hoàn thiện hồ sơ thuê đất và san lấp mặt bằng, 4 dự án đã đi vào hoạt động. Nhìn chung các doanh nghiệp và làng nghề ở Hưng Hà có sự gắn bó mật thiết với nhau, bởi những doanh nghiệp dệt may chủ yếu từ hộ sản xuất đi lên. Chính vì vậy, dù trong hoàn cảnh khó khăn nào thì việc gắn bó không bị tách rời, tạo thành một khối thống nhất để duy trì và phát triển nghề và làng nghề thêm bền vững.
Vào những ngày cuối năm, không khí ở các làng nghề dệt khăn truyền thống ở Thái Phương, dệt chiếu cói ở Tân Lễ, Thị trấn Hưng Nhân lại nhộn nhịp như xưa. Các làng nghề dệt may ở Hưng Hà đã trải qua một năm có nhiều biến cố, âu cũng là lẽ thường tình của quy luật cung, cầu. Cái chính là những người con của làng nghề đã không nản chí trước khó khăn, vẫn bám nghề và tìm giải pháp vươn lên để nghề truyền thống của ông cha tiếp tục phát triển, góp phần nâng cao cuộc sống, làm giàu cho quê hương.
Nguyên Bình
Nguồn tin: http://baothaibinh.com.vn
Share:

XÃ TÂN LỄ, HUYỆN HƯNG HÀ VỚI PHONG TRÀO THI ĐUA “PHÁT TRIỂN NGHỀ VÀ XÂY DỰNG LÀNG NGHỀ”

 Phát huy truyền thống quê hương, kế thừa truyền thống từ lâu đời đó là nghề dệt chiếu cói, in hoa sản xuất bằng nghề thủ công truyền thống song đến những năm gần đây do tác động cơ chế thị trường, tác động của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên nghề dệt chiếu thủ công có giảm sút so với trước. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các doanh nghiệp của địa phương luôn quan tâm duy trì, phát triển, nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho doanh nghiệp, giúp cho địa phương du nhập nghề mới phát triển tại địa phương, làm cho việc phát triển nghề, làng nghề phong phú hơn, đời sống kinh tế ở địa phương phát triển toàn diện từng bước đi vào phát triển bền vững.


Xã Tân Lễ nằm ở phía Bắc huyện Hưng Hà, là nơi tiếp giáp giữa 3 tỉnh Hà Nam, Hưng Yên và Thái Bình; có đường 39A đi qua với diện tích tự nhiên là 810,5 ha. Diện tích nông nghiệp 464 ha, diện tích canh tác 395 ha. Xã có 14 thôn với số dân là 13.500 khẩu, 3.265 hộ, có 2.265 khẩu và 617 hộ theo đạo Thiên Chúa. Tân Lễ là mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống cách mạng, là quê hương của Trạng Nguyên Phạm Đôn Lễ, Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ. Toàn xã có 15 bà mẹ được phong tặng mẹ Việt Nam Anh hùng, 300 liệt sỹ, 166 thương bệnh binh. Đảng bộ có 446 đảng viên gồm 19 chi bộ, nhiều năm liên tục là Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Là một xã duyên giang chuyên trồng cây màu, cây công nghiệp và có nghề dệt chiếu in hoa. Tổng số lao động là 6.920, số lao động làng nghề: 5.538, số hộ làng nghề: 2.466 hộ, đời sống kinh tế địa phương ổn định từng bước tăng trưởng bền vững. Phát triển nghề, làng nghề đóng vai trò trọng tâm góp phần đưa Tân Lễ phát triển toàn diện về mọi mặt, đời sống kinh tế xã hội ngày phát triển, diện mạo nông thôn ngày một đổi mới.
            Phát huy truyền thống quê hương, kế thừa truyền thống từ lâu đời đó là nghề dệt chiếu cói, in hoa sản xuất bằng nghề thủ công truyền thống song đến những năm gần đây do tác động cơ chế thị trường, tác động của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên nghề dệt chiếu thủ công có giảm sút so với trước. Một số hộ gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi mua sắm máy dệt chiếu cói, chiếu nilon đưa vào sản xuất tại làng nghề. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các doanh nghiệp của địa phương luôn quan tâm duy trì, phát triển, nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho doanh nghiệp, giúp cho địa phương du nhập nghề mới phát triển tại địa phương, làm cho việc phát triển nghề, làng nghề phong phú hơn, đời sống kinh tế ở địa phương phát triển toàn diện từng bước đi vào phát triển bền vững.
            Năm 2010 Nghề dệt chiếu cói truyền thống có 1.450 khumg dệt chiếu thủ công, đến năm 2012 có 1.201 hộ duy trì thu hút 1.536 lao động, hàng năm sản phẩm luôn đạt 1.528.700 chiếu, thu nhập 78 tỷ 54 triệu đồng.
            Năm 2010 toàn xã chỉ có 14 máy dệt chiếu cói, đến năm 2012 có 140 máy tăng gấp 10 lần, thu hút 630 lao động, đạt 695.750 lá, doanh thu 55 tỷ 26 triệu đồng. Có 5 doanh nghiệp sản xuất chiếu nylon với 116 máy, thu hút 600 lao động, năng suất đạt 1.276.800 chiếu/năm, thu nhập 60 tỷ 54 triệu đồng, thu nhập bình quân từ 3,5 đến 6 triệu đồng/người/tháng. 32 hộ làm nghề in hoa chiếu thu hút 60 lao động, thu nhập 700 triệu đồng;  269 hộ làm đay với 411 lao động, thu nhập 1 tỷ 72 triệu đồng.
            Năm 2011 có 5.339 lao động có nghề chiếm 74,1% so với tổng lao động trong toàn xã. Năm 2012 có 5.558 lao động có nghề, chiếm 85,3% so với lao động toàn xã.
            Ngoài nghề truyền thống và du nhập nghề mới như sản xuất chiếu nylon, nghề lát kè sông biển luôn thu hút hàng trăm lao động thường xuyên tham gia xây dựng các công trình trong tỉnh, trong khu vực và cả nước. Thu nhập hàng năm khoảng 50 tỷ đồng, nghề thợ mộc, thợ nề phát triển, hiện toàn xã có 6 cơ sở nghề mộc, 15 tổ hợp xây dựng thường xuyên tham gia xây dựng các công trình trong và ngoài tỉnh, nghề chế biến nông sản như: sản xuất rượu, chăn nuôi phát triển mạnh ở làng An Tập, Hà Tân…. Những nghề trên hàng năm thu hút hàng trăm lao động thu nhập bình quân hàng trăm tỷ đồng.
            Dịch vụ thương mại của địa phương cũng phát triển mạnh, luôn có hàng trăm lao động mang sản phẩm đi tiêu thụ trên khắp cả nước, thu nhập hàng năm luôn đạt khoảng 60 tỷ đồng.
            Năm 2011 toàn xã có 46 lò gạch thủ công. Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-UBND của UBND tỉnh, xã đã tổ chức xóa bỏ 100% lò gạch thủ công. Một số chủ lò gạch chuyển sang mua máy sản xuất chiếu, số lao động làm gạch nay chuyển sang dệt chiếu cói, chiếu nilon và làm một số nghề khác.
            Từ phát triển nghề truyền thống, du nhập nghề mới vào địa phương đã nâng cao thu nhập đạt tỷ trọng cơ cấu kinh tế thu từ tiểu thủ công nghiệp đạt là 52,3% năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,2%. Thu nhập bình quân đầu người 15,5 triệu đồng/năm trở lên.
            Từ những kết quả đã đạt được trong duy trì phát triển nghề và làng nghề Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các làng nghề luôn được các cấp chính quyền biểu dương, khen thưởng. Năm 2010 và 2011 được UBND tỉnh tặng Bằng khen; năm 2011 xã Tân Lễ được UBND tỉnh công nhận 10/14 thôn làng được công nhận làng nghề; năm 2008 UBND tỉnh công nhận xã nghề theo Quyết định 3445/QĐ – UBND; năm 2007 làng Hới - Hải Triều được Hiệp hội làng nghề Việt Nam vinh danh “Làng nghề Việt Nam”.
            Cấp ủy chính quyền địa phương luôn đánh giá cao vị trí vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đảng ủy, HĐND tập trung lãnh đạo, có nghị quyết chuyên đề, thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Bí thư Đảng ủy làm Trưởng ban, phân công các đồng chí thành viên BCĐ, cấp ủy viên phụ trách từng làng nghề, từng nghề và từng thôn.
            Thực hiện nghị quyết số 02/NQ - TU, Nghị quyết 104/NQ - HU, Đề án số 02/ĐA - UBND về xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống và chỉnh trang các khu dân cư theo tiêu chí nông thôn mới, cấp ủy và Chính quyền địa phương đã xác định việc tiếp tục duy trì và phát triển nghề truyền thống, phát triển nghề mới, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất tại các làng nghề là việc trong tâm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập góp phần tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đảng bộ, Chính quyền đã có nhiều giải pháp cụ thể, kịp thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân duy trì và phát triển nghề truyền thống tại địa phương. Phối hợp với ngân hàng tạo điều kiện tín chấp giúp cho các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn sản xuất, mua máy dệt chiếu cói, chiếu nilon, giúp các hộ gia đình làm thủ tục hưởng cơ chế hỗ trợ của huyện 10 triệu đồng/máy được 86 máy dệt chiếu cói, chiếu nilon với số tiền là 860 triệu đồng. Dành quỹ đất hợp lý, quy hoạch vùng và cụm công nghiệp khuyến khích các hộ gia đình trong làng nghề, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, du nhập nghề mới về sản xuất, kinh doanh tại địa phương. Kịp thời tổ chức sơ kết, tổng kết biểu dương khen thưởng cho các cá nhân tập thể, đơn vị, làng nghề có thành tích trong phát triển nghề và làng nghề.
            Trong hai năm 2011 - 2012 đã có 5 dự án mở cơ sở sản xuất mới chuyển đổi 17.000 m2 mở xưởng sản xuất, quy hoạch hệ thống đường điện, đường giao thông với tổng kinh phí là 70 tỷ đồng.
            Từ những kết quả đạt được trong phát triển nghề và làng nghề với những bước đi vững chắc đã tạo cho địa phương duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân, bộ mặt nông thôn ngày một khang trang sạch đẹp, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội giảm, an ninh chính trị, an ninh nông thôn được ổn định. Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể luôn là lá cờ đầu trong phong trào thi đua của huyện, góp phần tích cực thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”./.
http://bantdkt.thaibinh.gov.vn/

           
Share:

Friday, January 18, 2013

Xứng danh “xứ, họ đạo 4 gương mẫu”

5 năm qua, bà con giáo dân Giáo xứ Hà Xá, xã Tân Lễ (Hưng Hà) phấn khởi, nhiệt tình hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước xây dựng “Xứ, họ đạo 4 gương mẫu”.
Nhà thờ xứ Hà Xá - nơi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của bà con giáo dân

5 năm qua, bà con giáo dân Giáo xứ Hà Xá, xã Tân Lễ (Hưng Hà) phấn khởi, nhiệt tình hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước xây dựng “Xứ, họ đạo 4 gương mẫu”. Kết quả là nhiều năm liền đạt “Xứ, họ đạo 4 gương mẫu”, được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc, là một trong các xứ, họ của Thái Bình được về Thủ đô Hà Nội dâng hương báo công với Bác.

Những năm trở về trước, nói về đời sống của bà con giáo dân là nói đến cái đói, cái nghèo, do đẻ dày, đẻ nhiều...  Nhưng vài năm gần đây, cuộc sống của bà con giáo xứ Hà Xá cả về vật chất và tinh thần đang dần được nâng cao. Theo cha chính xứ Giuse Nguyễn Quang Phục, sự thay đổi đáng mừng đó chính là kết quả tất yếu mà phong trào thi đua yêu nước xây dựng “Xứ, họ đạo 4 gương mẫu” mang lại. Bà con giáo dân xứ Hà Xá đã gương mẫu lao động sản xuất, tận dụng đất đai, cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả, hoa màu, xen canh gối vụ, chọn giống cây, con năng suất, chất lượng để sản xuất, chăn nuôi, áp dụng tiến bộ KHKT vào đồng ruộng, chuồng trại. Chính vì thế mà vài năm gần đây, tuy thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất nhưng bà con giáo dân Hà Xá vẫn năng động, sáng tạo khắc phục khó khăn, giữ vững năng suất lúa bình quân 4 tạ/sào/năm.

Ngoài 2 vụ lúa, bà con tăng cường trồng cây vụ đông phủ kín 100% diện tích canh tác; trồng hoa, rau màu, phát triển chăn nuôi theo mô hình gia trại, trang trại, mang lại giá trị thu nhập cao. Ðiển hình như: hộ anh Hanh, anh Phan, anh Hiển… Bên cạnh việc phát triển nghề dệt chiếu truyền thống nổi tiếng của Tân Lễ, bà con giáo dân còn làm dịch vụ ghim xén chiếu máy, vận chuyển chiếu tới các tỉnh trong cả nước để tiêu thụ… cùng với các nghề xây dựng, mộc dân dụng, chế biến lương thực, nấu rượu, làm đậu, làm long nhãn… đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Tập trung phát triển kinh tế để cải thiện cuộc sống gia đình là điều giáo dân nơi đây đang làm rất tốt nhưng phong trào cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới cũng làm tốt không kém, bởi họ ý thức rằng nông thôn có đổi mới theo tinh thần Nghị quyết 02 của BCH Ðảng bộ tỉnh, Nghị quyết 104 của Huyện ủy Hưng Hà thì đời sống của người nông dân mới thực sự đổi thay và họ chính là những người làm chủ trong suốt quá trình thực hiện 19 tiêu chí. Giáo dân xứ Hà Xá đã cùng nhân dân Tân Lễ góp trên 2.300 ngày công làm bờ vùng, bờ thửa, dồn điền đổi thửa, xây dựng và san lấp gần 3.800 m2 đường giao thông thủy lợi nội đồng…

Làm theo lời Chúa dạy “phụng đạo, yêu nước”, giáo dân xứ Hà Xá không chỉ thực hiện nghiêm giáo luật mà còn chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Ðảng, Nhà nước, nhất là chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo, tích cực tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông. Từ năm 2007 đến nay, trong xứ không có tình trạng cờ bạc, nghiện ma túy, trộm cắp, vi phạm trật tự an toàn giao thông, đốt pháo nổ và thả đèn trời. Ở xứ Hà Xá, bà con luôn giữ truyền thống “lương giáo đoàn kết”, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, trong lao động sản xuất và thực hiện nếp sống văn hóa theo quy định của UBND tỉnh. Hàng năm, trên 70% gia đình giáo dân đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” và được tuyên dương tại ngày hội Ðại đoàn kết toàn dân. Vào các dịp lễ, tết, cha xứ cùng các ban trùm đều đến thăm hỏi, trao quà cho hàng chục gia đình chính sách, gia đình giáo dân khó khăn. Bà con giáo xứ cũng quyên góp giúp các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, trẻ mồ côi, người già cô đơn bằng nhiều hình thức.

Nâng cao dân trí, nhất là cho lớp trẻ - tương lai của đất nước, luôn giành được sự quan tâm của cha xứ, các ban trùm và các bậc ông bà, cha mẹ. Cha xứ cùng các ban trùm thường xuyên động viên các gia đình cho con em đến trường đúng độ tuổi, không để trường hợp nào bỏ học giữa chừng; bố trí các buổi học giáo lý, buổi lễ không trùng với thời gian đi học ở trường của các em; khuyến khích các dòng họ xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài để khen thưởng, động viên các em có thành tích xuất sắc trong học tập. Ðáp lại sự quan tâm đó, mỗi năm xứ Hà Xá có hàng chục em đạt học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, hiện có gần 30 em đã tốt nghiệp và đang theo học tại các trường Ðại học, cao đẳng trong cả nước. Chính sách dân số - KHHGÐ được bà con chấp hành tốt nên tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có chiều hướng giảm, tình trạng tảo hôn không còn. Hiện nay, xứ Hà Xá có 3 đại biểu HÐND huyện và HÐND xã, 13 người đang giữ các chức vụ từ huyện xuống khu dân cư, có 13 đảng viên là người công giáo. Những giáo dân ưu tú này đã và đang làm tốt vai trò cầu nối ý Ðảng với lòng người công giáo.

Những ngày đầu năm này, cùng với niềm vui tiếp tục đạt danh hiệu “Xứ, họ đạo 4 gương mẫu”, được vinh dự cùng đoàn đại biểu của tỉnh lên Thủ đô báo công với Bác là niềm vui được mùa cây vụ đông của bà con giáo dân xứ Hà Xá. 2 niềm vui lớn này sẽ là động lực để bà con xứ Hà Xá làm tốt hơn nữa phong trào “Xứ, họ đạo 4 gương mẫu”.
Trung Hiếu
Share:

Sunday, December 23, 2012

Tân Lễ phát triển trang trại, gia trại




Nhiều năm qua, xã Tân Lễ (Hưng Hà) luôn chú trọng đẩy mạnh chăn nuôi, coi đây là một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế. Từ năm 2002, chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại ở Tân Lễ bắt đầu phát triển mạnh. Đến nay, toàn xã có 22 trang trại, 81 gia trại cho năng suất cao, hiệu quả ổn định.
Khu chuồng nuôi lợn của gia đình chị Trần Thị Hoài (thôn Hà Xá 2, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà).
Chị Trần Thị Hoài (thôn Hà Xá 2) tâm sự: Gia đình mở rộng chăn nuôi từ năm 2006. Với 4.000m2 đất, tôi dành 720m2 xây dựng chuồng trại nuôi 20 lợn nái và hơn 200 lợn thịt. Khu chăn nuôi bố trí hợp lý, khoa học, được lắp đặt hệ thống quạt thông gió, hệ thống máng ăn, uống tự động và xây bể biogas chứa 15mchất thải vừa bảo đảm vệ sinh môi trường giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh vừa làm nhiên liệu giảm chi phí sinh hoạt hàng ngày. Được biết, một năm chị Hoài xuất bán 3 lứa lợn, tổng doanh thu 2,5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi từ 200 - 250 triệu đồng. Nhờ chịu khó học hỏi, luôn tìm tòi, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, nhiều năm qua đàn vật nuôi của gia đình chị Hoài không bị dịch bệnh, cho năng suất cao, hiệu quả ổn định. Ngoài chăn nuôi, chị còn mở đại lý kinh doanh thức ăn gia súc phục vụ nhu cầu của người dân và tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Về thôn Quan Khê, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Chấn. Trên diện tích đất 200m2 ông nuôi 50 con lợn thịt. Ông Chấn chia sẻ: Nếu chăm sóc tốt, lợn không bị dịch bệnh, một năm trung bình sẽ xuất bán từ 2 - 3 lứa, doanh thu khoảng 500 - 600 triệu đồng, lãi từ 55 - 60 triệu đồng. Ngoài nuôi lợn, ông còn thả nuôi từ 300 - 400 con gà thịt, doanh thu khoảng 100 triệu đồng/năm, lợi nhuận đạt  khoảng 15 - 20 triệu đồng. Trong nhiều cách thoát nghèo, làm giàu khác nhau, nhiều người dân Tân Lễ chọn chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại để vươn lên cải thiện đời sống, và họ đã thành công.
Ông Nguyễn Anh Mai, Chủ nhiệm Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Tân Lễ cho biết: Nhằm đẩy mạnh chăn nuôi, khuyến khích người dân tích cực phát triển trang trại, gia trại, huyện đã hỗ trợ 100% vắc-xin lở mồm long móng, dịch tả…; chính quyền xã có cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời, chủ động tuyên truyền, định hướng người dân ra vùng chuyển đổi, tạo điều kiện cho người dân vay vốn ngân hàng, mở rộng quy mô sản xuất. Hàng năm, xã tổ chức các lớp tập huấn kiến thức cho cán bộ thú y và các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi để bà con có thêm kiến thức phòng dịch, phục vụ chăn nuôi của gia đình.
Để mô hình trang trại, gia trại của địa phương ngày càng phát triển, trở thành hướng làm giàu bền vững, ổn định, Tân Lễ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về cơ chế, chính sách phát triển trang trại, gia trại; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ trang trại, gia trại được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Phạm Huế
Share:

Friday, July 6, 2012

Nòng cốt trong các phong trào phát triển kinh tế

Xuất phát từ những khó khăn, Đảng bộ Tân Lễ đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh phát triển kinh tế nghề và kinh tế trang trại. Hội Nông dân được giao nhiệm vụ làm nòng cốt trong việc triển khai thực hiện nghị quyết này.
Nhiều gia đình hội viên Hội Nông dân xã Tân Lễ đầu tư máy dệt chiếu nhựa để nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng được nhu cầu thị trường
Nói đến xã Tân Lễ (Hưng Hà) ai nấy đều biết đây là cái nôi của nghề dệt chiếu truyền thống trong tỉnh, được thể hiện bằng câu truyền miệng đã qua nhiều thế hệ “Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới”. Ngày nay, nghề dệt chiếu Tân Lễ ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự gia tăng của lượng máy dệt, lượng sản phẩm xuất ra thị trường, cũng như giá trị đem lại và số làng nghề được tỉnh công nhận. Cùng với phát triển nghề và làng nghề, người dân nơi đây còn rất chú trọng sản xuất trồng trọt, chăn nuôi…nên vùng đất khó canh tác này ngày ngày vẫn đơm hóa kết trái, đem lại cuộc sống ấm, no cho mọi người.Để người dân tích cực tham gia các phong trào phát triển kinh tế và biến các nghị quyết của xã, huyện thành những hành động thực tiễn, trong những năm qua Hội Nông dân xã Tân Lễ đã đứng ra làm nòng cốt phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền, vận động các hội viên nông dân vươn lên làm giầu bằng nhiều hình thức. Tuy nhiên đi tìm lời giải cho bài toán nâng cao thu nhập, cuộc sống của người dân luôn là nỗi niềm trăn trở của Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể ở Tân Lễ.
Bởi lẽ, những khó khăn trước mắt và lâu dài được thể hiện ngay trên đồng đất kém màu mỡ và sản phẩm chiếu truyền thống đang bị cạnh tranh khắc nghiệt trên thị trường. Tân Lễ là một trong những xã có số nhân khẩu nhiều nhất huyện, trong khi đó đồng ruộng lại ít và khó canh tác; thị trường xuất hiện nhiều loại chiếu nhựa mẫu mã đẹp, giá thành rẻ, cùng với đó là nguồn nguyên liệu chiếu cói ngày càng khan hiếm, do đó để phát triển song hành cả sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp không hề đơn giản chút nào.
Xuất phát từ những khó khăn này, Đảng bộ và các đoàn thể đã lao tâm tìm ra được giải pháp bằng việc ban hành được Nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh phát triển kinh tế nghề và kinh tế trang trại. Hội Nông dân được giao nhiệm vụ làm nòng cốt trong việc triển khai thực hiện nghị quyết. Hội đã xác định đây là nhiệm vụ khó khăn, quá trình thực hiện lâu dài, do vậy phải có sự quyết tâm cao, lộ trình phù hợp và gắn với các phong trào thi đua của Hội, như phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi.
Theo đó, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, hàng năm Hội đều tổ chức cho cán bộ, hội viên là chủ trang trại, chủ xưởng dệt và các hộ nông dân có nhu cầu đi các tỉnh để nghiên cứu học tập mô hình, nắm bắt thị trường, công nghệ mới để áp dụng vào sản xuất, kinh doanh. Ngoài việc đưa đi thăm quan, nghiên cứu mô hình, thị trường ở tỉnh ngoài, Hội còn thường xuyên tiếp cận với hội viên để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, thuận lợi khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế để có hướng giúp đỡ.
Đồng thời đứng ra phối hợp với các đơn vị chức năng mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm để làm ra sản phẩm chiếu đẹp, chất lượng, giá thành rẻ đủ sức cạnh tranh trên thị trường; các biện pháp phòng chống bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Để giúp hội viên có vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, Hội đã đứng ra tín chấp với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng Nông nghiệp huyện vay trên 4 tỷ đồng.  Nhờ có kiến thức về sản xuất, kinh doanh, tìm hiểu được thị trường và vốn vay nên các hội viên Hội Nông dân Tân Lễ đã từng bước vươn lên làm giàu ở nhiều lĩnh vực, góp phần không nhỏ việc duy trì và phát triển nghề dệt chiếu truyền thống, xây dựng được nhiều trang trại có quy mô lớn.
Hiện nay, Tân Lễ có 83 trang trại và 200 gia trại; trong đó có 16 trang trại đạt quy mô về tiêu chí. Các trang trại, gia trại đều làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh và áp dụng các phương thức chăn nuôi tiên tiến nên đã cho hiệu quả khá cao, phát triển ổn định. Một số hộ chăn nuôi tổng hợp quy mô từ 2 ha trở lên và cho hiệu quả kinh tế hàng trăm triệu đồng/ năm, như trang trại của ông Nguyễn Văn Thái, chi hội Hải Triều, trang trại của gia đình ông Trần Ngọc Quyến chi hội thôn Phú Hà…Đối với nghề dệt chiếu, các hộ gia đình đã nhanh nhạy nắm bắt thị trường, cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất bằng việc chuyển từ dệt thủ công sang dệt máy và đã hình thành nhiều xưởng dệt có quy mô lớn.
Tổng toàn xã có 80 máy dệt chiếu chiếu cói, trên 100 máy dệt chiếu nhựa, thu hút hàng nghìn lao động; mỗi năm Tân Lễ cung ứng cho thị trường trên 3 triệu lá chiếu các loại, doanh thu đạt từ 50 – 60 tỷ đồng/ năm; dệt chiếu cói thu nhập bình quân đạt  2,5 - 3,5 triệu đồng/ người/ tháng; dệt chiếu nhựa trung đạt từ 5 - 5,5 triệu đồng/ người/ tháng.  Điển hình trong việc duy trì và phát triển nghề dệt chiếu có gia đình hội viên Nguyễn Thị Du, Nguyễn Văn Mai, Nguyễn Hữu Sơn...Cùng với phát triển nghề dệt chiếu, nhiều dịch vụ cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ cho các làng nghề cũng phát triển khá sôi động, đem lại nguồn thu đáng kể cho nhiều hội viên. Do duy trì và phát triển tốt nghề truyền thống, đến nay đã có 10/14 thôn làng được tỉnh công nhận làng nghề và Tân Lễ được công nhận là xã nghề.
Theo các hội viên Hội Nông dân Tân Lễ, để kinh tế trang trại, gia trai phát triển mạnh hơn nữa làm tiền đề xây dựng trang trại quy mô lớn thì các ngành chức năng cần sớm  hoạn thiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhất là các trang trại đã đạt quy mô tiêu chí để các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Đồng thời các hộ sản xuất chiếu cói, chiếu nhựa đa phần đều là nông dân nên khi mở rộng quy mô thành lập doanh nghiệp, thì kiến thức quản lý và kỹ năng kinh doanh còn hạn chế, do đó các cấp Hội tạo điều kiện hơn nữa đến việc tập huấn kiến thức, tìm kiếm thị trường để đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho các hội viên
.
Share:

Monday, March 14, 2011

Thông tin chung về xã Tân Lễ

Tân Lễ là xã cực Tây Bắc của huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình Việt Nam.

VỊ TRÍ

Cầu Triều Dương bắc qua sông Luộc
Tân Lễ nằm ở ngã ba sông Luộc và sông Hồng (tên gọi cổ của ngã ba này là cửa Tuần Vườn), giáp ranh với tỉnh Hưng Yên (ranh giới là sông Luộc) và Hà Nam (ranh giới là sông Hồng), là xã đầu tỉnh ở phía tây bắc của tỉnh Thái Bình. Phía Nam và Đông Nam Tân Lễ giáp xã Phú Sơn (tức là thị trấn Hưng Nhân hiện nay), phía Đông là xã Canh Tân, là các xã cùng huyện. Phía Bắc giáp các xã Đức Thắng, Hải Triều, Thiện Phiến của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên, phía Tây Bắc và Tây là các xã Thủ Sĩ, Tân Hưng của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên. Phía Tây Nam, Tân Lễ giáp xã Chân Lý huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Tân Lễ có quốc lộ 39 chạy ngang qua, với Cầu Triều Dương bắc qua sông Luộc nối Thái Bình với Hưng Yên.
Vào cuối thế kỷ 19, phần đất xã Tân Lễ ngày nay, là các làng (thời đó gọi là xã) Hải Triều (tên nôm là Hới), Thanh Triều, Hà Xá (nay là thôn Tân Hà),… thuộc tổng Thanh Triều huyện Hưng Nhân phủ Tiên Hưng trấn Sơn Nam Hạ.

LỊCH SỬ TÊN GỌI

Căn cứ vào quyết định số 214-CP ngày 21-11-1970 của Hội đồng Chính phủ ủy nhiệm cho Phủ thủ tướng phê chuẩn việc phân vạch địa giới có liên quan đến các đơn vị hành chính xã và thị trấn.
Ngày 23 tháng 2 năm 1977, hợp nhất 2 xã Phạm Lễ và xã Tân Mỹ thành xã Tân Lễ, tên Tân Lễ được ghép từ chữ Tân (trong từ Tân Mỹ) và Lễ (trong từ Phạm Lễ).

LỄ HỘI

Hội làng Hới (Hội chiếu): Hàng năm, ngày 06/01 âm lịch tại đình làng Hới (thờ trạng nguyên Phạm Đôn Lễ), diễn ra lễ hội

Làng Hới, lịch sử ghi chép rằng Khi “Trạng chiếu” mất, người dân lập đền thờ gọi là đền Quan Trạng, quanh năm hương khói. Lễ hội tưởng nhớ đến công ơn của Quan Trạng, tương truyền đó là ngày Phạm Đôn Lễ mất. Trong lễ hội, ngoài phần lễ nghi, người ta còn tổ chức hội thi dệt chiếu rất sôi nổi thu hút dân trong vùng và khách thập phương đến tham dự. ngoài ra còn có thêm nhiều các trò chơi dân gian như leo cây chuối, đi cầu kiều, bắt vịt dưới ao và xem trèo thuyền, xem các màn rước lễ từ các thôn trong xã đến….
Đình làng Hới (thờ Phạm Đôn Lễ)
Lễ hội làng Hới bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu “Trạng chiếu”. Từ sáng sớm ban khánh tiết và những người có trách nhiệm đã tề tựu đông đủ để làm lễ rước. Đám rước diễn ra rất long trọng với đầy đủ cờ xí, chấp kích, bát bửu, chiêng trống, kiệu thánh, dàn bát âm… Dân làng theo đám rước rất đông. Lễ rước thể hiện lòng biết ơn của dân làng đối với “ông tổ nghề” cũng như lòng yêu mến đối với người con hiếu thảo của quê hương.
Hội làng Phú Hà: hàng năm tại đền Phú Hà nhân dân tổ chức lễ hội từ ngày 10/3 đến 15/3 âm lịch. Đây là dịp giỗ tổ Hùng Vương, nhân dân mở hội để tưởng nhớ tổ tiên mình, vừa để ghi nhớ người có công với dân làng.
Về sau do điều kiện kinh tế cũng để phù hợp với đời sống mới, mỗi năm nhân dân Phú Hà chỉ tổ chức lễ hội vào một ngày 10/3 với nghi thức chính là lễ rước nước.
Phần lễ: Trước đây vào ngày này dân làng dùng lễ Tam sinh, ngày nay lễ vật thờ được đơn giản thuận tiện gồm: xôi, rượu, thịt gà, thịt lợn, hoa quả, tiền vàng, hương nến. Khi lễ vật đã được chuẩn bị xong có một đội tế lễ vào bái thần, xin phép thánh mẫu, các vị tôn ông cùng các vị thần cho nhân dân được rước kiệu. chĩnh nước ngã ba Sông Luộc lấy nước mới về thờ (được gọi là nghi lễ rước nước). Tiếp đó các dòng họ trong làng cùng con cháu làm lễ dâng hương vào đền. Khi dâng hương xong, ban quản lý đền tập trung toàn bộ dân làng để bắt đầu nghi thức ra sông lấy nước. Đi đầu là đội múa lân, cờ quạt, võng lọng, tiếp là đội khiêng khám thờ. Làng cử những người đàn ông có uy tín để mặc áo quan tay vái đi trước khám thờ, đi kiểu ngược lùi cùng đội khiêng khám ra sông. Có một cô đầu cùng đội khiêng bàn có chĩnh nước cũ lấy từ năm ngoái đi theo đội khiêng khám ra sông. Cuối là đội cầm bát bửu, chấp kích cùng toàn thể dân làng. Ra tới ngã ba sông có hai chiếc thuyền rồng chờ sẵn ở đó. Đội khiêng khám xuống một thuyền, cô đầu với đội khiêng chĩnh nước xuống một thuyền. Tất cả đi ra giữa sông thì đốt hương khấn vái, xin phép thần sông cho lấy nước mới vào chĩnh. Lấy xong phân phát lộc rải ngay trên sông. Xong thì các thuyền lại quay về đền đưa chĩnh nước mới vào thờ. Nhân dân rước nước mới vào đền thờ, cầu xin thần phù hộ cho dân làng năm mới an lành, mùa màng bộ thu.
Phần hội: Khi nghi thức rước nước đã xong, nhân dân lại tập trung ở đền, cùng nhau tổ chức, vui chơi các trò chơi dân gian tại đền như: Đi cầu kiều,chọi gà, chơi cờ, kéo co, múa kỳ lân sư tử… Buổi chiều đó thì nhân dân cùng nhau khiêng khám thờ, bát bửu, chấp kích, võng lọng đi quanh làng. Đi tới đâu đội múa kỳ lân, võng lọng trống vang lừng tới đó. Nhân dân theo sau ai cũng vui mừng hớn hở. Ngày này mọi người trong làng đều ra đền dâng hương, cầu xin thánh mẫu phù hộ mọi điều may mắn cho con cháu.

LÀNG NGHỀ VÀ DANH NHÂN

 Làng Hải Triều (tức làng Hới) là một làng nghề truyền thống nổi tiếng với nghề làm chiếu Hới. Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới. sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa
Sân chơi văn hóa làng
phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng. Nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bấy giờ là nhờ công lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ. Khi ông lớn lên, làng Hới đã có nghề dệt chiếu từ lâu. Nhưng chiếu dệt khung đứng, không có ngựa đỡ sợi nên chiếu không đẹp. Đi sứ sang Trung Quốc, khi qua vùng Ngọc Hà, Châu Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Phạm Đôn Lễ đã tìm hiểu và học được bí quyết kỹ thuật dệt chiếu của người Trung Quốc. Đó là kỹ thuật dệt khung nằm, có ngựa đỡ sợi dọc, làm cho sợi đay căng, chao cói nhanh hơn và chiếu đẹp hơn. Ông đã phổ biến kinh nghiệm và kỹ thuật dệt mới cho nhân dân.
Video giới thiệu nghề dệt chiếu Hới
Hiện nay Chiếu Hới có nhiều loại: chiếu cài hoa, chiếu trơn, chiếu cạp điều, chiếu đót…, nhưng chiếu gon là loại chiếu đặc biệt nhất. Qua thống kê năm 2008, toàn xã có 23 ngành nghề, tổng thu nhập ngành nghề và dịch vụ là 145.550,6 triệu. Trong đó công nghiệp là 106.748 triệu, dịch vụ đạt 38.802,6 triệu. Toàn xã có 10/14 thôn đã được Chủ tịch UBND tỉnh cấp bằng công nhận làng nghề. Tác động của làng nghề đến sự phát triển kinh tế của địa phương là rất lớn, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trong lúc nông nhàn. Lao động trong khu vực dân cư được sắp xếp theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Đã xuất hiện các mô hình hộ gia đình đầu tư vốn vào miền Nam mua cói ra kinh doanh bán cho các hộ chuyên dệt chiếu. Hiện toàn xã có 62 hộ lắp đặt gần 100 máy dệt chiếu, mỗi năm đưa ra thị trường tiêu thụ từ 38 – 42 triệu lá chiếu.
tượng bà Nguyễn Thị Lộ ở Hải Triều

Hải Triều là quê hương của những danh nhân Nguyễn Thị Lộ (vợ Nguyễn Trãi, nên duyên với Nguyễn Trãi nhờ đi bán chiếu tại Thăng Long) và trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (Trạng Chiếu).


DANH SÁCH CÁC THÔN TRONG XÃ:

Thanh Triều, Hải Triều, Bùi Xá, Quan Khê, Lão Khê, Xuân Hải, Hà Xá, Hà Tân, Tân Hà, Phú Hà, An Tập, Tân Ấp.


BÀI NÀY DO MÌNH ĐÓNG GÓP THÊM TRÊN WIKIPEDIA. CÓ GÌ SAI SÓT CÁC BẠN CÓ THỂ VÀO ĐÂY ĐỂ SỬA HOẶC BÌNH LUẬN DƯỚI CHO MÌNH SỬA. CÁM ƠN CÁC BẠN.

Share:

Phổ biến nhất

Bản đồ toàn xã

Fanpage on Facebook