Kênh chia sẻ tin tức nhanh chóng và tin cậy cho bà con

Tân Lễ nằm ở ngã ba sông Luộc và sông Hồng (tên gọi cổ của ngã ba này là cửa Tuần Vườn), giáp ranh với tỉnh Hưng Yên (ranh giới là sông Luộc) và Hà Nam (ranh giới là sông Hồng), là xã đầu tỉnh ở phía tây bắc của tỉnh Thái Bình. Phía Nam và Đông Nam Tân Lễ giáp xã Phú Sơn (tức là thị trấn Hưng Nhân hiện nay), phía Đông là xã Canh Tân, là các xã cùng huyện. Phía Bắc giáp các xã Đức Thắng, Hải Triều, Thiện Phiến của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên, phía Tây Bắc và Tây là các xã Thủ Sĩ, Tân Hưng của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên. Phía Tây Nam, Tân Lễ giáp xã Chân Lý huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Tân Lễ có quốc lộ 39 chạy ngang qua, với Cầu Triều Dương bắc qua sông Luộc nối Thái Bình với Hưng Yên. Ngày 23 tháng 2 năm 1977, hợp nhất 2 xã Phạm Lễ và xã Tân Mỹ thành xã Tân Lễ, tên Tân Lễ được ghép từ chữ Tân (trong từ Tân Mỹ) và Lễ (trong từ Phạm Lễ) Làng Hải Triều (tức làng Hới) là một làng nghề truyền thống nổi tiếng với nghề làm chiếu Hới. Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới. sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng. Nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bấy giờ là nhờ công lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ. Hải Triều là quê hương của những danh nhân Nguyễn Thị Lộ (vợ Nguyễn Trãi, nên duyên với Nguyễn Trãi nhờ đi bán chiếu tại Thăng Long) và trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (Trạng Chiếu)...

Monday, March 18, 2013

XÃ TÂN LỄ, HUYỆN HƯNG HÀ VỚI PHONG TRÀO THI ĐUA “PHÁT TRIỂN NGHỀ VÀ XÂY DỰNG LÀNG NGHỀ”

 Phát huy truyền thống quê hương, kế thừa truyền thống từ lâu đời đó là nghề dệt chiếu cói, in hoa sản xuất bằng nghề thủ công truyền thống song đến những năm gần đây do tác động cơ chế thị trường, tác động của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên nghề dệt chiếu thủ công có giảm sút so với trước. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các doanh nghiệp của địa phương luôn quan tâm duy trì, phát triển, nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho doanh nghiệp, giúp cho địa phương du nhập nghề mới phát triển tại địa phương, làm cho việc phát triển nghề, làng nghề phong phú hơn, đời sống kinh tế ở địa phương phát triển toàn diện từng bước đi vào phát triển bền vững.


Xã Tân Lễ nằm ở phía Bắc huyện Hưng Hà, là nơi tiếp giáp giữa 3 tỉnh Hà Nam, Hưng Yên và Thái Bình; có đường 39A đi qua với diện tích tự nhiên là 810,5 ha. Diện tích nông nghiệp 464 ha, diện tích canh tác 395 ha. Xã có 14 thôn với số dân là 13.500 khẩu, 3.265 hộ, có 2.265 khẩu và 617 hộ theo đạo Thiên Chúa. Tân Lễ là mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống cách mạng, là quê hương của Trạng Nguyên Phạm Đôn Lễ, Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ. Toàn xã có 15 bà mẹ được phong tặng mẹ Việt Nam Anh hùng, 300 liệt sỹ, 166 thương bệnh binh. Đảng bộ có 446 đảng viên gồm 19 chi bộ, nhiều năm liên tục là Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Là một xã duyên giang chuyên trồng cây màu, cây công nghiệp và có nghề dệt chiếu in hoa. Tổng số lao động là 6.920, số lao động làng nghề: 5.538, số hộ làng nghề: 2.466 hộ, đời sống kinh tế địa phương ổn định từng bước tăng trưởng bền vững. Phát triển nghề, làng nghề đóng vai trò trọng tâm góp phần đưa Tân Lễ phát triển toàn diện về mọi mặt, đời sống kinh tế xã hội ngày phát triển, diện mạo nông thôn ngày một đổi mới.
            Phát huy truyền thống quê hương, kế thừa truyền thống từ lâu đời đó là nghề dệt chiếu cói, in hoa sản xuất bằng nghề thủ công truyền thống song đến những năm gần đây do tác động cơ chế thị trường, tác động của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên nghề dệt chiếu thủ công có giảm sút so với trước. Một số hộ gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi mua sắm máy dệt chiếu cói, chiếu nilon đưa vào sản xuất tại làng nghề. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các doanh nghiệp của địa phương luôn quan tâm duy trì, phát triển, nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho doanh nghiệp, giúp cho địa phương du nhập nghề mới phát triển tại địa phương, làm cho việc phát triển nghề, làng nghề phong phú hơn, đời sống kinh tế ở địa phương phát triển toàn diện từng bước đi vào phát triển bền vững.
            Năm 2010 Nghề dệt chiếu cói truyền thống có 1.450 khumg dệt chiếu thủ công, đến năm 2012 có 1.201 hộ duy trì thu hút 1.536 lao động, hàng năm sản phẩm luôn đạt 1.528.700 chiếu, thu nhập 78 tỷ 54 triệu đồng.
            Năm 2010 toàn xã chỉ có 14 máy dệt chiếu cói, đến năm 2012 có 140 máy tăng gấp 10 lần, thu hút 630 lao động, đạt 695.750 lá, doanh thu 55 tỷ 26 triệu đồng. Có 5 doanh nghiệp sản xuất chiếu nylon với 116 máy, thu hút 600 lao động, năng suất đạt 1.276.800 chiếu/năm, thu nhập 60 tỷ 54 triệu đồng, thu nhập bình quân từ 3,5 đến 6 triệu đồng/người/tháng. 32 hộ làm nghề in hoa chiếu thu hút 60 lao động, thu nhập 700 triệu đồng;  269 hộ làm đay với 411 lao động, thu nhập 1 tỷ 72 triệu đồng.
            Năm 2011 có 5.339 lao động có nghề chiếm 74,1% so với tổng lao động trong toàn xã. Năm 2012 có 5.558 lao động có nghề, chiếm 85,3% so với lao động toàn xã.
            Ngoài nghề truyền thống và du nhập nghề mới như sản xuất chiếu nylon, nghề lát kè sông biển luôn thu hút hàng trăm lao động thường xuyên tham gia xây dựng các công trình trong tỉnh, trong khu vực và cả nước. Thu nhập hàng năm khoảng 50 tỷ đồng, nghề thợ mộc, thợ nề phát triển, hiện toàn xã có 6 cơ sở nghề mộc, 15 tổ hợp xây dựng thường xuyên tham gia xây dựng các công trình trong và ngoài tỉnh, nghề chế biến nông sản như: sản xuất rượu, chăn nuôi phát triển mạnh ở làng An Tập, Hà Tân…. Những nghề trên hàng năm thu hút hàng trăm lao động thu nhập bình quân hàng trăm tỷ đồng.
            Dịch vụ thương mại của địa phương cũng phát triển mạnh, luôn có hàng trăm lao động mang sản phẩm đi tiêu thụ trên khắp cả nước, thu nhập hàng năm luôn đạt khoảng 60 tỷ đồng.
            Năm 2011 toàn xã có 46 lò gạch thủ công. Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-UBND của UBND tỉnh, xã đã tổ chức xóa bỏ 100% lò gạch thủ công. Một số chủ lò gạch chuyển sang mua máy sản xuất chiếu, số lao động làm gạch nay chuyển sang dệt chiếu cói, chiếu nilon và làm một số nghề khác.
            Từ phát triển nghề truyền thống, du nhập nghề mới vào địa phương đã nâng cao thu nhập đạt tỷ trọng cơ cấu kinh tế thu từ tiểu thủ công nghiệp đạt là 52,3% năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,2%. Thu nhập bình quân đầu người 15,5 triệu đồng/năm trở lên.
            Từ những kết quả đã đạt được trong duy trì phát triển nghề và làng nghề Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các làng nghề luôn được các cấp chính quyền biểu dương, khen thưởng. Năm 2010 và 2011 được UBND tỉnh tặng Bằng khen; năm 2011 xã Tân Lễ được UBND tỉnh công nhận 10/14 thôn làng được công nhận làng nghề; năm 2008 UBND tỉnh công nhận xã nghề theo Quyết định 3445/QĐ – UBND; năm 2007 làng Hới - Hải Triều được Hiệp hội làng nghề Việt Nam vinh danh “Làng nghề Việt Nam”.
            Cấp ủy chính quyền địa phương luôn đánh giá cao vị trí vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đảng ủy, HĐND tập trung lãnh đạo, có nghị quyết chuyên đề, thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Bí thư Đảng ủy làm Trưởng ban, phân công các đồng chí thành viên BCĐ, cấp ủy viên phụ trách từng làng nghề, từng nghề và từng thôn.
            Thực hiện nghị quyết số 02/NQ - TU, Nghị quyết 104/NQ - HU, Đề án số 02/ĐA - UBND về xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống và chỉnh trang các khu dân cư theo tiêu chí nông thôn mới, cấp ủy và Chính quyền địa phương đã xác định việc tiếp tục duy trì và phát triển nghề truyền thống, phát triển nghề mới, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất tại các làng nghề là việc trong tâm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập góp phần tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đảng bộ, Chính quyền đã có nhiều giải pháp cụ thể, kịp thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân duy trì và phát triển nghề truyền thống tại địa phương. Phối hợp với ngân hàng tạo điều kiện tín chấp giúp cho các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn sản xuất, mua máy dệt chiếu cói, chiếu nilon, giúp các hộ gia đình làm thủ tục hưởng cơ chế hỗ trợ của huyện 10 triệu đồng/máy được 86 máy dệt chiếu cói, chiếu nilon với số tiền là 860 triệu đồng. Dành quỹ đất hợp lý, quy hoạch vùng và cụm công nghiệp khuyến khích các hộ gia đình trong làng nghề, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, du nhập nghề mới về sản xuất, kinh doanh tại địa phương. Kịp thời tổ chức sơ kết, tổng kết biểu dương khen thưởng cho các cá nhân tập thể, đơn vị, làng nghề có thành tích trong phát triển nghề và làng nghề.
            Trong hai năm 2011 - 2012 đã có 5 dự án mở cơ sở sản xuất mới chuyển đổi 17.000 m2 mở xưởng sản xuất, quy hoạch hệ thống đường điện, đường giao thông với tổng kinh phí là 70 tỷ đồng.
            Từ những kết quả đạt được trong phát triển nghề và làng nghề với những bước đi vững chắc đã tạo cho địa phương duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân, bộ mặt nông thôn ngày một khang trang sạch đẹp, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội giảm, an ninh chính trị, an ninh nông thôn được ổn định. Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể luôn là lá cờ đầu trong phong trào thi đua của huyện, góp phần tích cực thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”./.
http://bantdkt.thaibinh.gov.vn/

           
Share:

0 comments:

Post a Comment

Phổ biến nhất

Bản đồ toàn xã

Fanpage on Facebook