Cổng thông tin điện tử xã Tân Lễ

Kênh chia sẻ tin tức nhanh chóng và tin cậy cho bà con

Tân Lễ nằm ở ngã ba sông Luộc và sông Hồng (tên gọi cổ của ngã ba này là cửa Tuần Vườn), giáp ranh với tỉnh Hưng Yên (ranh giới là sông Luộc) và Hà Nam (ranh giới là sông Hồng), là xã đầu tỉnh ở phía tây bắc của tỉnh Thái Bình. Phía Nam và Đông Nam Tân Lễ giáp xã Phú Sơn (tức là thị trấn Hưng Nhân hiện nay), phía Đông là xã Canh Tân, là các xã cùng huyện. Phía Bắc giáp các xã Đức Thắng, Hải Triều, Thiện Phiến của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên, phía Tây Bắc và Tây là các xã Thủ Sĩ, Tân Hưng của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên. Phía Tây Nam, Tân Lễ giáp xã Chân Lý huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Tân Lễ có quốc lộ 39 chạy ngang qua, với Cầu Triều Dương bắc qua sông Luộc nối Thái Bình với Hưng Yên. Ngày 23 tháng 2 năm 1977, hợp nhất 2 xã Phạm Lễ và xã Tân Mỹ thành xã Tân Lễ, tên Tân Lễ được ghép từ chữ Tân (trong từ Tân Mỹ) và Lễ (trong từ Phạm Lễ) Làng Hải Triều (tức làng Hới) là một làng nghề truyền thống nổi tiếng với nghề làm chiếu Hới. Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới. sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng. Nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bấy giờ là nhờ công lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ. Hải Triều là quê hương của những danh nhân Nguyễn Thị Lộ (vợ Nguyễn Trãi, nên duyên với Nguyễn Trãi nhờ đi bán chiếu tại Thăng Long) và trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (Trạng Chiếu)...
  • Khái quát chung về xã Tân Lễ

    Tân Lễ nằm ở ngã ba sông Luộc và sông Hồng (tên gọi cổ của ngã ba này là cửa Tuần Vườn), giáp ranh với tỉnh Hưng Yên (ranh giới là sông Luộc) và Hà Nam (ranh giới là sông Hồng).

  • Giới thiệu trường THCS Phạm Đôn Lễ

    Trường THCS Tân Lễ được thành lập năm 1967 theo quyết định của UBND huyện Hưng Hà do hai trường PTCS Tân Mỹ và PTCS Phạm Lễ hợp thành, lúc đó trường có tên là trường PTCS Tân Lễ. Năm 1993 trường được tách ra từ trường PTCS Tân Lễ.

  • Giới thiệu làng Hới

    Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới, và chiếu Thái Bình (tên tỉnh). sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng.

  • Giới thiệu tam nguyên - trạng nguyên Phạm Đôn Lễ

    Phạm Đôn Lễ (1457-1531) đỗ Trạng nguyên năm 1481 đời vua Lê Thánh Tông. Ông cũng đỗ đầu cả kỳ thi Hương, thi Hội nên được coi là vị Tam nguyên đầu tiên của lịch sử khoa bảng Việt Nam. Ông làm quan đến Tả thị lang, Thượng thư.

  • Giới thiệu lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ

    Nguyễn Thị Lộ (1400 -1442), là vợ thứ của danh thần Nguyễn Trãi và là một nữ quan nhà Lê trong lịch sử Việt Nam. Tên tuổi bà từ lâu đã gắn liền với vụ thảm án Lệ Chi Viên xảy ra vào năm Nhâm Tuất (1422), dẫn đến cái chết của vợ chồng bà và cái án tru di tam tộc.

Sunday, July 15, 2018

DANH BẠ ĐIỆN THOẠI CỦA CÁC XÃ TRONG HUYỆN HƯNG HÀ THÁI BÌNH

Số TTĐơn vị UBND các xãBí thư Đoàn xã, thị trấn
1Tân Lễ3862.062Dung
2Canh Tân3972.009Dũng
3Tân Hoà3862.201Phấn
4Cộng Hoà3972.265Chuyền
5Hoà Tiến3991.260Dũng
6TT Hưng Nhân3984.935Đặng
7Tiến Đức3862.288Thuỳ
8Hồng An3862.284Thuý
9Liên Hiệp3862.200Thêu
10Thái Hưng3862.308
11Thái Phương3861.021Tươi
12Phúc Khánh3861.619Tùng
13Tân Tiến3861.740Thuỳ
14Đoan Hùng3975.081Bể
15Thống Nhất3861.298Đức
16Minh Khai3955.173Phương
17TT Hưng Hà3861.286Trường
18Kim Trung3861.715Hạnh
19Điệp Nông3988.038Nhiên
20Hùng Dũng3975.037Lụa
21Duyên Hải3975.077Huỳnh
22Dân chủ3975.033Nhuận
23Văn Cẩm3975.053
24Bắc Sơn3979.078Nin
25Đông Đô3979.067Huy
26Tây Đô3979.035Thành
27Hoà Bình3861.066Điện
28Chi Lăng3980.831Thuý
29Hồng Lĩnh3861.057Luyện
30Văn Lang3861.706Quân
31Chí Hoà3860.059Huy
32Minh Hoà3964.039Yên
33Hồng Minh3860.035Phượng
34Độc Lập3860.064Thành
35Minh Tân3951.759Hùng
Share:

Wednesday, July 11, 2018

Huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình: Giả mạo chữ kí để bán nhà đất, nhận đủ tiền không giao nhà đất... vẫn không bị xử lí?

Vợ chồng ông Trần Nho Cố và bà Trần Thị Huệ bị anh Hà Tiến Tuấn, người cùng xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, lừa một tỉ đồng trong việc mua bán, nhà đất. Lí do được đưa ra là nhà và đất không thuộc sở hữu, sử dụng của anh Tuấn?...
Bi hài chuyện cấp sổ đỏ ở huyện Hưng Hà

Trong đơn gửi Báo Người cao tuổi, chị Trần Thị Huế, con gái ông Trần Nho Cố và bà Trần Thị Huệ, được ông Cố, bà Huệ ủy quyền tố cáo anh Hà Tiến Tuấn lừa đảo chiếm đoạt số tiền 1 tỉ đồng, thông qua việc mua thửa đất có diện tích 343,5m2 và tài sản trên đất, tại thôn Hà Xá 1, xã Tân Lễ.

Đầu năm 2016, biết ông Cố và bà Huệ đang có nhu cầu mua đất, anh Tuấn đến nhà, ngỏ lời muốn bán mảnh đất 343,5m2 và tài sản trên đất tại thôn Hà Xá 1. Để tạo tin tưởng, anh Tuấn đưa Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho ông Cố, bà Huệ xem và cam đoan rằng, nhà đất trên thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của mình. Tin tưởng sổ đỏ bản chính, có dấu đỏ, xác nhận của UBND huyện Hưng Hà cấp cho vợ chồng anh Tuấn, chị Ngân, hơn nữa, anh Tuấn lại là người cùng xã, nên ông Cố, bà Huệ đồng ý mua nhà đất thuộc thửa đất số 34, tờ bản đồ địa chính số 12, diện tích 343,5m2m2 tại thôn Hà Xá 1, xã Tân Lễ, với giá 1 tỉ đồng. Việc mua bán thể hiện tại Hợp đồng mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở vào ngày 7/6/2017 và có xác nhận của ông Trần Ngọc Toán, Chủ tịch UBND xã Tân Lễ. Ông Cố đã trả đủ 1 tỉ đồng và làm xong mọi thủ tục và được Nhà nước cấp sổ đỏ. Lúc này, vợ chồng anh Tuấn, chị Ngân chưa có nhà ở, ông Cố, bà Huệ đồng ý cho hai vợ chồng anh Tuấn chị Ngân ở tạm, đến ngày 25/2/2017 sẽ bàn giao nhà đất.

Đến thời điểm giao nhà và đất, vợ chồng anh Tuấn, chị Ngân không chịu trả, mà “lật lọng” nói rằng, đây là nhà đất của ông Hà Tiến Nhi và bà Trần Thị Bé (bố mẹ đẻ anh Tuấn) chứ không phải của anh Tuấn, chị Ngân.

Trước sự việc trên, ông Cố, bà Huệ đã kiện anh Tuấn lên TAND huyện Hưng Hà. Trong quá trình Tòa giải quyết, anh Tuấn trình bày với Tòa, mảnh đất mà anh Tuấn đã bán cho ông Cố, bà Huệ, không thuộc quyền sử dụng của anh Tuấn, mà là đất của ông Nhi, bà Bé. Năm 2012, anh Tuấn đã giả chữ kí của ông Nhi, bà Bé vào Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất để được cấp sổ đỏ đối với diện tích đất 343,5m2 nêu trên và bán cho ông Cố, bà Huệ. Ông Nhi cũng trình bày tại Tòa, ông không hề biết đến Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, không kí vào Hợp đồng và trong thời gian anh Tuấn làm sổ đỏ, ông không hề hay biết, tất cả là do anh Tuấn thực hiện.
Ngôi nhà và mảnh đất ông Cố, bà Huệ mua của anh Tuấn chị Ngân

Làm giả hồ sơ, giấy tờ để lừa đảo... sao chưa bị khởi tố hình sự?

Do tuổi cao, sức yếu, ông Cố, bà Huệ ủy quyền cho chị Huế làm đơn tố cáo, tố giác hành vi của anh Tuấn đến Công an tỉnh Thái Bình. Theo Thông báo số 07 ngày 28/4/2018 của Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an tỉnh Thái Bình, căn cứ vào kết quả xác minh đơn tố giác, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã kết luận: “Ngày 8/6/2016, ông Hà Tiến Tuấn và bà Trần Thị Ngân, ở thôn Hà Xá 1, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (và tài sản gắn liền với đất) cho ông Trần Nho Cố và bà Trần Thị Huệ là hợp đồng hợp pháp. Nay không thực hiện đúng giao ước trong hợp đồng là vi phạm các thỏa thuận giao ước hợp đồng được điều chỉnh xử lí theo quy định của pháp luật dân sự, chưa vi phạm quy định của Bộ luật Hình sự, hành vi của ông Hà Tiến Tuấn chưa cấu thành tội phạm”.

Không đồng tình với kết luận trên, chị Huế tiếp tục có đơn khiếu nại tới Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, theo Quyết định giải quyết khiếu nại số 02 ngày 14/5/2018 của Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Thái Bình vẫn không hủy bỏ Quyết định số 07 ngày 28/4/2018 của Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Thái Bình. Nếu chị Huệ không đồng tình có thể khiếu nại đến Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân.

Trao đổi với phóng viên, chị Huế cho biết: “Trước đó, Giám định số 42/KLGĐ - PC45 của Phòng Kĩ thuật Hình sự, Công an tỉnh Thái Bình cũng khẳng định chữ kí của ông Nhi trong Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ngày 27/4/2012, không phải do ông Nhi kí. Anh Tuấn cũng thừa nhận mình không phải là chủ sử dụng hợp pháp của thửa đất tại địa chỉ thôn Hà Xá 1, xã Tân Lễ. Anh Tuấn đã giả mạo chữ kí của ông Nhi và bà Bé trong Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất để được cấp sổ đỏ, rồi sau đó chuyển nhượng lại cho bố mẹ tôi, nhằm chiếm đoạt số tiền một tỉ đồng. Theo tôi, hành vi của anh Tuấn đã cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên đủ căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Bởi anh Tuấn đã dùng thủ đoạn gian dối, đưa thông tin không đúng sự thật, cố ý giả mạo chữ kí để hoàn tất thủ tục được cấp sổ đỏ, sau đó dùng sổ đỏ đưa cho bố mẹ tôi để tạo sự tin tưởng nhằm mục đích nhằm chiếm đoạt số tiền 1 tỉ đồng của gia đình tôi. Trên thực tế, anh Tuấn đã chiếm đoạt số tiền đó của gia đình tôi, dù hoàn tất thủ tục sang tên nhà đất tại địa chỉ thôn Hà Xá 1, xã Tân Lễ nhưng anh Tuấn không bàn giao nhà cho bố mẹ tôi theo thỏa thuận, thách thức gia đình tôi và lật lọng nói rằng nhà đất này không phải của anh Tuấn. Thủ đoạn gian dối và mục đích chiếm đoạt của anh Tuấn thể hiện một cách rõ ràng. Nếu anh Tuấn không đưa sổ đỏ có xác nhận, đóng dấu của các cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình thì bố mẹ tôi sẽ không đồng ý mua thửa đất đó? Phải chăng UBND xã Tân Lễ, UBND huyện Hưng Hà tiếp tay cho anh Tuấn để làm sổ đỏ sau đó bán cho gia đình tôi? Theo người dân chúng tôi thì hành vi của anh Tuấn là “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Nếu xét theo hồ sơ chuyển nhượng đất của anh Tuấn với vợ chồng ông Cố bà Huệ thì việc chuyển nhượng này hoàn toàn hợp pháp do đó vợ chồng anh Tuấn Phải trả lại đất đã nhận tiền chuyển nhượng của bố mẹ tôi”.

 Rõ ràng việc anh Tuấn thừa nhận giả mạo chữ kí để làm sổ đỏ, sẽ thuộc vụ án khác, do ông Nhi và bà Bé (bố mẹ anh Tuấn khởi kiện). Nếu bố mẹ anh Tuấn không kiện con về việc giả mạo kí để làm sổ đỏ, thì việc anh Tuấn tự nhận mình giả mạo chữ kí của ông Nhi, bà Bé, chính là căn cứ pháp luật, để gia đình ông Cố, bà Huệ đề nghị công an điều tra vụ án hình sự về giả mạo chữ kí để chiếm đoạt đất đai…

Liên quan tới vụ việc, phóng viên đã có buổi làm việc với Công an tỉnh Thái Bình. Đại tá Vũ Mạnh Hùng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Thái Bình cho biết: “Căn cứ vào đơn tố giác tội phạm và bằng chứng, chứng cứ của gia đình chị Huệ, Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Thái Bình đã tiến hành điều tra, xác mình vụ việc. Căn cứ, đối chiếu vào các Bộ luật hiện hành, anh Tuấn chưa vi phạm quy định của Bộ luật Hình sự, hành vi của anh Tuấn chưa cấu thành tội phạm, nên Cơ quan CSĐT không khởi tố vụ án. Tuy nhiên, tôi cũng yêu cầu anh Tuấn phải trả lại tiền cho gia đình chị Huệ, bởi ít nhiều những hành vi như vậy là không thể chấp nhận được”.
Share:

Friday, January 5, 2018

Miền Quê Đáng Sống - Xã Tân Lễ

Nếu muốn dựng vợ, gả chồng bạn thường phải mua chiếu. Và nếu mua chiếu bạn hãy nghĩ ngay đến chiếu làng Hới. Còn tại sao lại như vậy, hãy xem video và tìm hiểu thêm nhé 
Bài viết đươc đăng trên trang Fanpage của Trung tâm tin tức VTV24 hồi tháng 12 vừa rồi.


Hình ảnh môt bác bán chiếu bươn trải cuôc sống mưu sinh nơi đất khách

Share:

Sunday, August 28, 2016

Cán bộ thôn Hải Triều lừa bán đất ruộng: Dân không có sổ đỏ, tiền đi đâu?

Trưởng thôn và phó thôn tự ý bán đất 2 lúa đang cày cấy cho người dân với giá 150 triệu đồng/suất 150m2, với lời hứa sẽ được cấp sổ đỏ làm nhà, nhưng đã 3 năm nay vẫn bặt vô âm tín. Không dừng ở đó, các "quan thôn" này "ỉm" tiền đóng góp xây dựng nông thôn mới của dân.. thậm chí còn bán đất bãi tha ma để lấy tiền đút túi. Đây là những bức xúc của người dân thôn Hải Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình kêu cứu nhiều năm qua..



Cán bộ thôn Hải Triều (Thái Bình) lừa bán đất ruộng: Dân không có sổ đỏ, tiền đi đâu? - Ảnh 1
Người dân bức xúc tập trung tại nhà văn hóa thôn 
Theo phản ánh của người dân thôn Hải Triều, năm 2012, lãnh đạo thôn có họp dân thông báo việc dồn điền đổi thửa từ nhiều mảnh nhỏ thành mảnh to để tiện canh tác. Theo lời của cán bộ thôn Hải Triều, nếu người dân lấy ruộng xa được 1,2 sào, còn ruộng gần chỉ được 0,8 sào. Tuy nhiên, khi người dân bị chia ruộng xa không được 1,2 sào như đã hứa, mà chỉ được nhận 1 sào. Cũng theo chủ trương của lãnh đạo thôn, người dân cứ có 1 sào đất cắt bớt 15m2 để bán lấy tiền làm đường, nhưng hiện nay mới làm được 2 trục chính, còn 1 trục đường ra cánh đồng lớn vẫn chưa làm. Cán bộ thôn Hải Triều cho rằng, hết tiền nên chưa thể làm đường, trong khi việc đi lại làm đồng của người dân rất khó khăn. Thực hiện xây dựng nông thôn mới, để được dồn điền đổi thửa, người dân nơi đây cho hay, cán bộ thôn yêu cầu mỗi hộ phải đóng 10 triệu đồng/sào để làm đường.
Cũng theo phản ánh của người dân, lãnh đạo thôn Hải Triều đã lấy phần đất mỗi sào bớt 15m2 đất làm nông thôn mới bán cho 10 hộ dân, với giá 150 triệu đồng/suất 150m2 từ năm 2013. Lãnh đạo thôn cho rằng đây là đất chân đê rìa làng được quy hoạch thành khu dân cư. Nếu hộ dân nào có nhu cầu mua thì đóng tiền, 1 năm sau sẽ được cấp sổ đỏ để xây dựng nhà cửa, trồng cây lâu năm.
Tin theo lời hứa của cán bộ thôn, 10 hộ dân thôn Hải Triều đã đăng ký và đóng tiền mua đất. Tuy nhiên đã 3 năm trôi qua, Trong10 hộ dân, có hộ đã đóng đủ số tiền 150 triệu đồng, hộ đóng 100 triệu, hộ đóng 70 triệu đồng,.. nhưng đến nay vẫn không được cấp sổ đỏ như lời hứa của cán bộ thôn.
Ông Đoàn Văn Hợi, 1 trong số 10 hộ dân mua đất bức xúc: "Chúng tôi vì tin tưởng nên thấy cán bộ thôn thông báo thì nghe theo, thấy nhiều người làm thì mình cũng làm theo, chứ không tìm hiểu xác thực thông tin đó có chính xác không. Vì thế, năm 2013, khi nghe cán bộ thôn thông báo nếu người nào có nhu cầu mua đất ở chân đê rìa làng thì thôn sẽ bán cho 150m2 đất, với giá 150 triệu đồng".
Cán bộ thôn Hải Triều (Thái Bình) lừa bán đất ruộng: Dân không có sổ đỏ, tiền đi đâu? - Ảnh 2
Trưởng thôn Nguyễn Ngọc Thái ( bên trái )
Theo ông Hợi, Bí thư chi bộ thôn Nguyễn Văn Thái hứa, mua đất sau 1 năm sẽ được chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở để xây nhà. Ông Hợi đã nộp đủ số tiền cho ông phó thôn Nguyễn Ngọc Thái (nay là trưởng thôn). Đã 3 năm trôi qua nhưng lần nào ông Hợi thắc mắc cũng nhận được câu trả lời của lãnh đạo thôn là phải chờ, vì đây là khu quy hoạch nên chưa thể làm ngay. Khi người dân đắp đất để xây dựng thì bị chính quyền xã ngăn cấm. “Điều tôi và nhiều hộ dân lo lắng là số tiền lớn chúng tôi tin tưởng đã đóng cho cán bộ thôn, nhưng chỉ ký vào sổ thu của các ông. Chúng tôi không hề nhận được biên lai, giấy tờ chứng minh số tiền chúng tôi đã nộp. Trong khi đất mua không được sử dụng”, ông Hợi lo lắng nói.
Bà vũ Thị Ngoan, cũng là một trong những hộ mua đất 2 lúa để làm nhà, mở rộng chăn nuôi ở thôn Hải Triều cho biết: Nghe trưởng thôn phổ biến chủ trương gia đình cũng đăng ký mua 1 suất 150 m2 với giá 150 triệu đồng.  Tháng 5/2013, bà Ngoan đã nộp 100 triệu đồng cho Phó thôn Nguyễn Ngọc Thái và đến nay vẫn bặt vô âm tín... Thậm chí, người dân đến thắc mắc lãnh đạo thôn chưa có sổ đỏ thì được chỉ luôn: “Nếu có vấn đề gì thắc mắc làm đơn gửi lên UBND xã giải quyết!”.
Liên quan đến những việc làm khuất tất của cán bộ thôn Hải Triều, người dân nơi đây cho biết thêm, lãnh đạo thôn đã tự ý bán 2 suất đất bãi tha ma cho người dân  bao tường làm nhà lấy tiền đút túi!
Cán bộ thôn Hải Triều (Thái Bình) lừa bán đất ruộng: Dân không có sổ đỏ, tiền đi đâu? - Ảnh 3Người dân chỉ những mảnh đất chính quyền thôn đã bán .
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Thái, trước là Phó thôn nay là Trưởng thôn Hải Triều thừa nhận: Có chuyện bán đất cho 10 hộ dân ở thôn Hải Triều, với giá 150 triệu đồng/suất 150m2. Tuy nhiên, ông Thái cho rằng, đây là chủ trương của UBND xã Tân Lễ. Số tiền thu được từ việc bán đất đã nộp lên UBND xã. Còn số tiền thu 10 triệu đồng/sào từ việc dồn điền đổi thửa được dùng đầu tư xây dựng nông thôn mới.
Điều đáng nói, đầu tư xây dựng nông thôn mới ở Hải Triều thực hiện từ năm 2011 – 2014 và đã hoàn thành đủ 19 chỉ tiêu nông thôn mới. Dù đã về đích nông thôn mới 2 năm, nhưng các khoản thu chi đến nay vẫn chưa được lãnh đạo thôn công khai, khiến người dân vô cùng bức xúc. Việc bán đất cho 10 hộ dân với giá 150 triệu đồng/suất đã 3 năm vẫn chưa công khai đã thu được bao nhiêu tiền của những ai. Số tiền thu được từ chủ trương thu mỗi sào nộp 10 triệu đồng để dồn điền đổi thửa phục vụ nhu cầu xây dựng nông thôn mới không hoạch toán rõ ràng. Những người con của quê hương mỗi lần về đều ân hương, hay những hộ gia đình kinh tế khá giả,các hộ kinh doanh trên địa bàn thôn đều  đóng góp xây dựng quê hương, nhưng người dân không được biết số tiền đó đã được sử dụng như thế nào?
Cán bộ thôn Hải Triều (Thái Bình) lừa bán đất ruộng: Dân không có sổ đỏ, tiền đi đâu? - Ảnh 4
Trục đường nông thôn mới vẫn chưa được làm trong khi chính quyền thôn đã thu tiền của dân .​
Những việc làm khuất tất của cán bộ thôn Hải Triều, khiến người dân vô cùng bức xúc. Thậm chí, những người này đã lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của người dân để lừa bán cả đất 2 vụ lúa làm đất ở thu về khoản tiền không nhỏ, mà không hề thông báo cho nhân dân được biết. Người dân Hải Triều cho rằng, cán bộ xã có bao che cho những việc làm sai trái của cán bộ thôn Hải Triều. Đề nghị chính quyền và các cơ quan chức năng của huyện Hưng Hà,  tỉnh Thái Bình nhanh chóng làm rõ việc thu chi không rõ ràng, tự ý bán đất công chiếm đoạt tài sản người dân của cán bộ thôn Hải Triều
Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh tới độc giả trong những loạt bài sau.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ phản ánh bán đất trái thẩm quyền tại tỉnh Nam Định

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Nam Định khẩn trương kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh việc lãnh đạo huyện, xã cố tình bán đất trái thẩm quyền tại một số huyện tỉnh Nam Định.
Hiện nay, trên một số phương tiện thông tin đại chúng đang phản ánh việc lãnh đạo huyện, xã cố tình bán đất trái thẩm quyền tại một số huyện Ý Yên, Giao Thủy, Nam Trực... tỉnh Nam Định.
 Về việc này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Nam Định khẩn trương kiểm tra, làm rõ nội dung báo phản ánh; nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/9/2016.
Trước đó, báo chí phản ánh về việc hàng trăm hộ dân xã Yên Thắng, huyện Ý Yên, Nam Định tố cáo lãnh đạo xã Yên Thắng đã nhập nhèm trong việc cho thuê hàng chục ha đất là đất lúa, đất bãi ngoài đê sông Sắt… sau đó cho chuyển nhượng dưới hình thức thu tiền 1 lần. Nhiều người dân do không biết đã bỏ hàng trăm triệu đồng ra mua đất. Hiện đang đứng trước nguy cơ bị mất trắng vì đất không được làm sổ đỏ.
Theo kết luận thanh tra của tỉnh Nam Định, công tác quản lý đất đai ở các địa phương trong tỉnh những năm qua bị buông lỏng dẫn đến tình trạng vi phạm đất đai diễn ra "khá phổ biến".


NGỌC TÂN (http://baodansinh.vn/)
Share:

Tuesday, August 23, 2016

Đuổi vợ con ra khỏi nhà, đưa phụ nữ "lạ" về làm "ô sin"

   Mặc dù đã có vợ và 4 người con, nhưng một người đàn ông ở Hưng Hà, Thái Bình lại nhẫn tâm đánh đuổi, cấm cửa vợ con để đưa phụ nữ về nhà mình sống chung như vợ chồng suốt nhiều năm qua.

Chính quyền địa phương đã trực tiếp hòa giải, lực lượng Công an xã đã lập biên bản, "trục xuất" người đàn bà cư trú bất hợp pháp nhưng sự việc vẫn đâu vào đấy. Câu chuyện xảy ra tại một vùng quê lúa ở thôn Hải Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Một nách nuôi 4 người con
Từ một lá đơn kêu cứu, phản ánh nỗi thống khổ của một người vợ tần tảo, lam lũ, nhưng có cuộc sống gia đình bất hạnh, thường xuyên bị chồng đánh đập, hắt hủi ròng rã nhiều năm, phóng viên Báo Công lý đã lần theo địa chỉ tìm gặp nhân vật để làm rõ thực hư.
Sau nhiều lần liên hệ, người đàn bà tuổi lục tuần đồng ý gặp chúng tôi tại nhà cô con gái cả ở thôn Hải Triều, xã Tân Lễ, Huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Bà là Nguyễn Thị Định (SN 1954), bà Định vừa cùng người con gái thứ hai từ Phú Thọ trở về.

Bà Nguyễn Thị Định 

Trao đổi với phóng viên, bà Định cho biết, năm 1972 bà kết hôn với ông Vũ Đình Chăm (SN 1952, người cùng xã) đến nay đã được 4 người con, 2 người con trai và 2 người con gái.

Hơn nửa đời người, các con bà Định đều đã trưởng thành, có cuộc sống riêng, nhưng người đàn bà mang gương mặt khắc khổ vẫn “trăm mối tơ vò” khi kể về cuộc sống gia đình, chất chứa bao nỗi niềm cay đắng.
Tâm sự về gia đình bà Định kể, ngày mới lấy nhau, gia đình bên nội không có đất nên phải ở nhờ nhà bên ngoại. Đến năm 1976, gia đình xin được một mảnh đất của UBND xã để làm nhà ở.
Sau khi kết hôn, ông Chăm đi làm công nhân xây dựng trên trên thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và rất ít khi về nhà. Trong khoảng thời gian làm việc tại đây, ông Chăm có quan hệ tình cảm với một người phụ nữ làm cùng công ty. Kể từ đó, ông Chăm tính nết thay đổi, mỗi lần về nhà thường cáu gắt và hay chê bai vợ.
Trong khoảng thời gian từ năm 1975 – 1987, bà Định lần lượt sinh được 4 người con là Vũ Thị Ngân (SN 1975); Vũ Thị Tiến (SN 1978); Vũ Đình Mạnh (SN 1982) và Vũ Đình Hạnh (SN 1987). Đây cũng là những năm tháng cơ cực nhất với bà Định.
Sau khi sinh, những tưởng chồng bà sẽ thay tính đổi nết, yêu vợ, thương con vun vén hạnh phúc gia đình hơn, nhưng chồng bà lại vô tâm không đoái hoài gì về cuộc sống gia đình, bỏ bê vợ con, đi biền biệt không về nhà, cũng không gửi tiền về cho vợ khiến bà phải làm lụng, cật lực để nuôi nấng các con có cái ăn, cái mặc.
Bà Định chua chát, “Chồng bỏ đi biền biệt, 29 – 30 Tết mới về cũng không cho vợ con đồng tiền nào. Tôi ở nhà làm lụng vất vả, không có nghề nghiệp cố định, cuộc sống chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng và đi cắt cỏ làm thuê làm mướn để nuôi các con. Cũng may nhà bên ngoại thương các cháu và giúp đỡ rất nhiều nên các cháu mới được đi học cho bằng bạn bằng bè”.
Cấm cửa vợ con, đưa phụ nữ về làm "ô sin"         
Theo lời kể của bà Định, sau khi người con trai thứ ba được 10 tuổi, ông Chăm thường xuyên về nhà hơn nhưng lại kiếm cớ gây sự, chửi bới, mắng nhiếc vợ con. Thậm chí nhiều lần chồng bà còn thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với vợ nhưng bà Định không kêu ca, oán trách mà âm thầm chịu đựng.
Mẹ con bà Định trong buổi tiếp xúc với phóng viên
Rồi một ngày, bất ngờ ông Chăm dẫn theo một người phụ nữ lạ mặt về nhà giới thiệu là bạn làm cùng công ty, sau đó ông Chăm còn hùng hồn tuyên bố với dòng họ sẽ lấy người phụ nữ này làm vợ hai.
Biết tin, những người trong gia đình ông Chăm, từ bên nội đến bên ngoại đã hết lòng khuyên can nhưng ông Chăm vẫn bỏ ngoài tai, thậm chí còn thường xuyên dẫn người phụ nữ về nhà hơn khiến cho cuộc sống của mấy mẹ con bà Định bị đảo lộn.
Ban đầu bà Định không tin chồng mình bội bạc mà vẫn tin tưởng chồng vì áp lực công việc nên mới sinh sự, nhưng khi chồng bà chính thức công khai mối quan hệ với người phụ nữ, với cả dòng họ, rồi trước mặt các con, bà Định suy sụp hoàn toàn. Chịu biết bao đắng cay  tủi hờn, nuôi con khôn lớn, bà Định vẫn nín nhịn không dám kêu ca phàn nàn để mọi chuyện ấm êm cửa nhà.
“Chồng tôi chê tôi gầy, xấu, bẩn, mỗi lần về đều dẫn theo người phụ nữ về nhà rồi sinh sự chửi bới vợ con. Có lần ông ấy dúi mặt tôi vào tường, rồi dọa sẽ đuổi mấy mẹ tôi ra đường”, bà Định nghẹn ngào nói trong nước mắt.
Tần suất bị đánh đập ngày càng tăng dần, có lần bà Định phải nhập viện bởi những trận đòn vũ phu của người chồng. Chứng kiến cảnh này, nhiều người đã khuyên bà viết đơn ly hôn để giải thoát bản thân.
Sau nhiều lần khuyên nhủ không có kết quả, chồng bà vẫn chứng nào tật ấy, không chịu nổi cuộc sống bế tắc, bà Định đã viết đơn ly hôn. Nhưng khi biết tin này, không những ông Chăm không ký mà còn đánh bà thậm tệ rồi bỏ lên Việt Trì sống cùng người tình.
Đầu năm 2009, ông Chăm bất ngờ đưa một người phụ nữ về, rồi ở hẳn tại gia đình. Như có sự toan tính từ trước, ông Chăm tìm cớ hắt hủi vợ con rồi quăng hết đồ đạc của vợ con ra ngoài, thay ổ khóa rồi đuổi vợ con ra đường, cấm cửa không cho vào nhà.
“Tôi có làm đơn gửi lên xã, Công an đã lập biên bản, nhưng ông Chăm nói với Công an là không muốn ly hôn. Ông ta khai với Công an là do vợ cả tự bỏ đi, nên thuê người phụ nữ về làm “ô sin”", bà Định cho biết.
Hòa giải bất thành
Tại biên bản về việc giải quyết theo đơn đề nghị của bà Nguyễn Thị Định, ngày 30/1/2016,  ông Nguyễn Quang Vượng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lễ đại diện cho chính quyền địa phương đã tiến hành công tác hòa giải những mâu thuẫn giữa hai vợ chồng ông Chăm, bà Định. Tuy nhiên, bà Định không nhất trí hòa giải mà muốn ly hôn do ông Chăm có mối quan hệ với người thứ 3, bà Định cũng cho biết đã gửi đơn để đề nghị Tòa án giải quyết theo luật định.
Chia sẻ với phóng viên, anh Vũ Đình Mạnh buồn bã: “Bố tôi là một người háo sắc, trước khi bỏ mẹ tôi bố tôi đã quan hệ với một người phụ nữ khác nhưng không có hôn thú. Nay bố tôi lại đưa người đàn bà khác về rồi kiếm cớ đuổi mấy mẹ con tôi ra khỏi nhà, thay khóa cổng không cho về. Không có nhà ở, tôi phải lên Lai Châu để làm ăn, mẹ tôi đi làm ô sin cho người ta, ngày giỗ ngày tết về nhà thắp hương thì bị vứt bỏ hết hoa quả”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, mặc dù chưa chính thức ly hôn với bà Nguyễn Thị Định, nhưng ông Vũ Đình Chăm lại chung sống như vợ chồng với một người đàn bà tên Đào Thị Ninh (quê Phú Thọ) nhiều năm qua ở địa phương. Đáng chú ý, bà Ninh lại không không có lý lịch rõ ràng tại địa phương.
Trao đổi với phóng viên Báo Công lý, một lãnh đạo Công an xã cho biết, bà Định đã có đơn gửi Công an xã về việc bà Ninh cư trú bất hợp pháp tại ngôi nhà của vợ chồng bà. Sau khi nhận được đơn, chúng tôi đã làm việc với ông Chăm (chồng bà Định), ông Chăm khai báo thuê cô Ninh về để làm "ô sin". Chúng tôi đã kiểm tra lưu trú, và đã yêu cầu người phụ nữ này rời khỏi địa phương vì không đủ giầy tờ tùy thân. Hiện tại chúng tôi vẫn đang tiếp tục làm việc với ông Chăm để làm rõ về việc ông thuê người về làm giúp việc nhưng lại sống với nhau như vợ chồng".
Báo điện tử: Congly.com.vn
Share:

Phổ biến nhất

Bản đồ toàn xã

Fanpage on Facebook