Kênh chia sẻ tin tức nhanh chóng và tin cậy cho bà con

Tân Lễ nằm ở ngã ba sông Luộc và sông Hồng (tên gọi cổ của ngã ba này là cửa Tuần Vườn), giáp ranh với tỉnh Hưng Yên (ranh giới là sông Luộc) và Hà Nam (ranh giới là sông Hồng), là xã đầu tỉnh ở phía tây bắc của tỉnh Thái Bình. Phía Nam và Đông Nam Tân Lễ giáp xã Phú Sơn (tức là thị trấn Hưng Nhân hiện nay), phía Đông là xã Canh Tân, là các xã cùng huyện. Phía Bắc giáp các xã Đức Thắng, Hải Triều, Thiện Phiến của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên, phía Tây Bắc và Tây là các xã Thủ Sĩ, Tân Hưng của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên. Phía Tây Nam, Tân Lễ giáp xã Chân Lý huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Tân Lễ có quốc lộ 39 chạy ngang qua, với Cầu Triều Dương bắc qua sông Luộc nối Thái Bình với Hưng Yên. Ngày 23 tháng 2 năm 1977, hợp nhất 2 xã Phạm Lễ và xã Tân Mỹ thành xã Tân Lễ, tên Tân Lễ được ghép từ chữ Tân (trong từ Tân Mỹ) và Lễ (trong từ Phạm Lễ) Làng Hải Triều (tức làng Hới) là một làng nghề truyền thống nổi tiếng với nghề làm chiếu Hới. Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới. sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng. Nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bấy giờ là nhờ công lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ. Hải Triều là quê hương của những danh nhân Nguyễn Thị Lộ (vợ Nguyễn Trãi, nên duyên với Nguyễn Trãi nhờ đi bán chiếu tại Thăng Long) và trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (Trạng Chiếu)...
  • Khái quát chung về xã Tân Lễ

    Tân Lễ nằm ở ngã ba sông Luộc và sông Hồng (tên gọi cổ của ngã ba này là cửa Tuần Vườn), giáp ranh với tỉnh Hưng Yên (ranh giới là sông Luộc) và Hà Nam (ranh giới là sông Hồng).

  • Giới thiệu trường THCS Phạm Đôn Lễ

    Trường THCS Tân Lễ được thành lập năm 1967 theo quyết định của UBND huyện Hưng Hà do hai trường PTCS Tân Mỹ và PTCS Phạm Lễ hợp thành, lúc đó trường có tên là trường PTCS Tân Lễ. Năm 1993 trường được tách ra từ trường PTCS Tân Lễ.

  • Giới thiệu làng Hới

    Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới, và chiếu Thái Bình (tên tỉnh). sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng.

  • Giới thiệu tam nguyên - trạng nguyên Phạm Đôn Lễ

    Phạm Đôn Lễ (1457-1531) đỗ Trạng nguyên năm 1481 đời vua Lê Thánh Tông. Ông cũng đỗ đầu cả kỳ thi Hương, thi Hội nên được coi là vị Tam nguyên đầu tiên của lịch sử khoa bảng Việt Nam. Ông làm quan đến Tả thị lang, Thượng thư.

  • Giới thiệu lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ

    Nguyễn Thị Lộ (1400 -1442), là vợ thứ của danh thần Nguyễn Trãi và là một nữ quan nhà Lê trong lịch sử Việt Nam. Tên tuổi bà từ lâu đã gắn liền với vụ thảm án Lệ Chi Viên xảy ra vào năm Nhâm Tuất (1422), dẫn đến cái chết của vợ chồng bà và cái án tru di tam tộc.

Showing posts with label Nguyễn Thị Lộ. Show all posts
Showing posts with label Nguyễn Thị Lộ. Show all posts

Wednesday, March 19, 2014

Từ làng Hới Chiếu, Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ đã ra đi...



--- Đinh Công Vỹ ---


Nguyễn Thị Lộ quê ở thôn Hải Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Hải Triều còn gọi là “Hới chiếu” để phân biệt với “Hới gạo”, vùng đất gắn bó giữa thi hào Nguyễn Du với nàng Đoàn Thị, con gái đại thần Đoàn Nguyễn Thục. Cả hai làng đều một thời là biển, xuất nguồn của hai câu thơ Kiều mà về sau Nguyễn Du sẽ tả:

“Buồn trông cửa bề chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa” 

“Hới chiếu” là vùng đất “ngã ba sông” (sông Hồng, sông Luộc, sông Trà). Cho nên, đã “cận thị” (gắn với chợ Hớị..) lại “cận giang” (gắn với ba sông với hàng loạt bến...) và cận lộ: Đường liên tỉnh 34 từ phố Nối (Hưng Yên) qua bến phà Chiều Dương, xuyên qua Tân Lễ về thị xã Thái Bình... Tất cả đã dẫn lối đưa đường, làm Hới Chiếu có thể đi lại, dễ dàng trao đổi thương mại và tình cảm với bốn phương. Vậy nên cửa Luộc dào dạt sóng gió kia từng chứng kiến việc Thái tử Sảm (sau đó là Lý Huệ Tông) đã cùng mẹ là Đàm Thị (quê ở Lưu Xá) chạy loạn qua đây để có cuộc tình bão tố với nàng Trần Thị Dung, làm duyên cớ cho việc chuyển giao quyền lực từ Lý sang Trần. Cửa Luộc và vùng chợ Hới che chở cho nàng Thị Dung đưa các cung nhân, tôn thất nhà Trần đi lánh giặc an toàn. Tân Lễ có “ruộng Trung Thành Vương” “đường Trung Thành Vương”, người có cuộc duyên không thành với công chúa Thiên Thành, phu nhân của anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn. Việc khai quật ngôi mộ Trần ở Hải Triều vào tháng 3 năm 1976 cho thấy đây là một trong nhũng nơi chọn để phong ấp, táng lăng mộ nhà Trần, nơi gắn bó sâu tình nặng nghĩa với dòng họ Đông A. Đây cũng là đất phát tích của các danh nhân đời Hậu Lê như Trạng Chiếu Phạm Đôn Lễ và cháu là Hoàng Giáp Phạm Nguyên Chẩn. Đó là nơi xuất phát của Hoàng Giáp Đặng ất, bậc nghĩa liệt đã tử tiết vì chống lại sự cướp ngôi của Mạc Đăng Dung.

Song Hới Chiếu trở nên hấp dẫn nhất, đáng được cả nước chú ý hơn, bởi chủ yếu đây là nơi sinh ra Nguyễn Thị Lộ, người tình bất diệt của Nguyễn Trãi. Nguyễn Thị Lộ sinh ra ở vùng đất nổi tiếng đẹp người với câu ngạn ngữ khó quên “Rượu Me, chè Thái, gái Hải Triều”.

Có câu:

“Thân em mơn mởn lụa nhung
Em là gấm vóc thủy chung vẹn tròn” 

Phổ biến ở Tân Lễ, phần nào phản ánh gia đình Nguyễn Thị Lộ: Ông Nguyễn Vinh sau khi đỗ Hương Tiến đã lấy được một người đẹp cũng ở làng Hải Triều là Nguyễn Thị Nhung, sinh được 4 người con đều tên đẹp như người đẹp: Con gái đầu là Nguyễn Thị Gấm, con gái hai là Nguyễn Thị Lụa, hai con trai tiếp theo không rõ tên gốc là gì, nhưng các cụ người làng cho biết: Sau khi xẩy ra thảm án Lệ Chi Viên, để tránh liên lụy với chị Gấm, hai người con trai ấy trốn ra Đông Triều và mang hai cái tên mới là Đông và Triều. Gấm mới sinh ra đã có khuôn mặt trái xoan, có bàn tay búp măng thon thon, nhất là đôi mắt “long lanh như sóng gợn mùa thu” làm đổ quán siêu đình. Gấm càng lớn càng đẹp, càng học giỏi, dần dần Nho, Y, Lý số đều thông suốt. 

Đặc biệt về Y học: Làng Hới Chiếu xưa chữa bệnh đau mắt nổi tiếng vùng Sơn Nam Hạ. Người vùng ấy cho rằng môn thuốc tài ba này bắt nguồn từ nàng Gấm... Cho nên nàng giữ gìn sắc đẹp rất tài, nhất là đôi mắt mùa thu lấp lánh. Vào tuổi trăng tròn thì cha đột ngột qua đời. Gấm phải bốc thuốc, dệt chiếu, giúp mẹ nuôi dưỡng các em. Nghề dệt chiếu ở làng Hới đã manh nha có từ thế kỷ X, đến thế kỷ XV đã nổi tiếng. Gấm thường cùng các bạn theo cụ Phạm Đôn Công, bạn thân của bố, chở chiếu ra Thăng Long bán. Chiếu của bọn Gấm tập kết ở thôn Khuyến Lương, vùng quê sát với sông (thuộc xã Trần Phú, huyện Thanh Trì ngày nay) rồi sau đó đem bán tỏa ra các nơi như Hồ Tây, phố Hàng Chiếu... Người Thăng Long và ngoại thành nhận chiếu của Gấm càng thấm thía với câu: “Ăn com Hom, nằm giương Hòm, đắp chiếu Hới”. Với nét đẹp, nét duyên và tài giao thiệp, chiếu của Gấm thường bán chạy hơn các bạn. Người Hải Triều đến nay còn truyền tụng các câu:

“Hoa xanh, hoa đỏ, hoa vàng
Em nay bán chiếu mời chàng dện mua
Lộ trình dù nắng dù mưa
Bán chưa hết chiếu em chưa muốn về” 

Có người cho câu ấy là của nàng Gấm, chúng tôi chưa thể xác định. Các cụ ở làng Hới cho rằng: Lộ là con đường trong “lộ trình mang chiếu ra Thăng Long bán. Nàng Gấm nhanh chóng thông thuộc mọi ngả đường nên các bạn khâm phục đặt tên mới là Lộ, ít nhắc tới tên cha mẹ đặt. Hoặc ông Nguyễn Vinh hoạn lộ lận đận nên đổi tên con từ Gấm ra Lộ. Vả lại, dưới ách chiếm đóng của giặc Minh, trong gia tộc có nhiều người bị tàn sát, Nguyễn Thị Gấm từ chỗ thường xuyên qua lại giữa làng Hới với Thăng Long đến chỗ để tránh khủng bố phải đổi tên, ở hẳn lại Thăng Long với người cậu bên hồ Tây. Nàng gặp Nguyễn Trãi mà xác định cho mình một con đường mới nên tên Lộ được nàng chấp nhận.

Xưa kia, lúc còn sống, bố Nguyễn Thị Lộ thường theo thuyền buôn chiếu của ông bạn Phạm Đôn Công ra Thăng Long rồi nhân tiện lên thăm người thân trên huyện Kim Hoa (nay thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). Miền đất này nổi bật lên như một đóa hoa bằng vàng gần với phía đông bắc kinh đô, tiện đường sông có thể nối liền với Tuyên Quang, Thái Nguyên.

Ở Kim Hoa có họ Phù là một vọng tộc, từ đời Lý Trần đã có quan hệ thân thiết với họ Nguyễn ở làng Hới. Cũng có khi bố Nguyễn Thị Lộ tới thăm ông bạn họ Đoàn ở Vũ Lăng không xa kinh đô. Sau khi bố mất, nhất là sau khi ở lại nhà cậu ở Thăng Long, Nguyễn Thị Lộ vẫn tiếp tục kết hợp bán chiếu hoặc tranh thủ lúc không bận đến những nơi bố đã đi lại để nối lại tình xưa nghĩa cũ mà có cơ duyên gặp Nguyễn Trãi.

Theo gia phả họ Nguyễn Nhị Khê: “Nguyễn Trãi lúc thiếu thời gặp Nguyễn Thị Lộ ở Vũ Lăng, mến tài sắc nên tất ưng thuận “hay” đến thời nhuận Hồ, ông gặp được cô gái là Thị Lộ, thấy nàng tinh thông văn nghĩa, ứng đối linh hoạt nên vui mến mà lấy làm vợ”... Song theo một số tài liệu thành văn khác (trong đó có tư liệu của Cố GS. Bùi Văn Nguyên) và theo truyền thuyết dân gian thì ban đầu Nguyễn Trãi gặp Thị Lộ ở hồ Tây vào thời thuộc Minh khi ông bị giam lỏng ở một góc phía Nam thành Đông Quan. Hai người xướng họa thơ ca, làm quen rồi bén duyên... Từ đó , Nguyễn Thị Lộ quyết tâm đi theo Nguyễn Trãi... Sau khi bắt liên lạc với người em ruột cùng cha khác mẹ là Nguyễn Nhữ Soạn ở Tống Sơn (Thanh Hóa), Nguyễn Trãi ngầm hẹn với Trần Nguyên Hãn vào Lam Sơn tham gia phong trào Lê Lợi. Nguyễn Thị Lộ cũng đi theo và làm lễ cưới với Nguyễn Trãi ở nhà Nguyễn Nhữ Soạn. Có truyền thuyết cho rằng trên đường vào Thanh Hóa, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Thị Lộ có ghé thăm làng Hới, nương náu vài ngày rồi mới tiếp tục lộ trình. Từ đó trở đi, qua chiến tranh tới hòa bình, Nguyễn Thị Lộ làm trợ thủ đắc lực cho Nguyễn Trãi trong mọi việc. Vào thời bình, với sự giới thiệu của Ngô Từ (người cô họ về bên ngoại với Lê Lợi và các tướng Đinh Lễ, Đinh Liệt, Đinh Bồ), Nguyễn Thị Lộ được phong Lễ Nghi học sĩ, làm việc trực tiếp bên Hoàng đế Lê Thái Tông. Còn Nguyễn Trãi có lúc về Côn Sơn, sống trong cảnh sầu xa cách nhớ, thường gửi thư trao đổi ý kiến, xướng họa với nàng. Tuy bận việc ở kinh đô, nhưng Nguyễn Thị Lộ vẫn viết thư hoặc trực tiếp về thăm hỏi quê chồng ở Nhị Khê và quê mình ở làng Hới. Về Nhị Khê, thăm các vùng đất lân cận, nhờ con cháu cụ Phạm Đôn Công, nàng Lộ làm thân với Phạm Thị Mẫn, một thiếu nữ đẹp người đẹp nết, ở làng Nỗ Vệ ven sông Hồng và thuyết phục nàng Mẫn lấy Nguyễn Trãi để thay mình chăm sóc chồng, lúc mình bận việc triều đình. Qua nàng Mẫn, Nguyễn Trãi và Ngô Từ, nàng Lộ làm thân với nhiều người họ Ngô đang sống gần kinh đô mà nhận bé Ngô Chi Lan làm con nuôi, cho đổi tên theo họ cha mẹ nuôi với danh Nguyễn Hạ Huệ.

Khi Thảm án Lệ Chi Viên xẩy ra; Ngô Chi Lan được bố trí trốn về làm con nuôi ở làng Kim Hoa. Lớn lên, với quan hệ cũ làm môi giới, bà lấy Giáo Thụ Phù Thúc Hoành, bậc tài danh đang làm ở Viện Hàn Lâm, dậy kinh Dịch ở Quốc Tử Giám. Lê Thánh Tông lên ngôi, sau khi ban chiếu tẩy oan cho Nguyễn Trãi, đã phong Ngô Chi Lan làm Phù Gia nữ học sĩ để tiếp tục mẹ nuôi, dậy lễ nghi và văn thơ cho các cung nhân trong vương phủ. Khi Thảm án xẩy ra, dòng họ nội của Nguyễn Thị Lộ ở làng Hới chạy trốn đi nhiều nơi, trong đó có một bộ phận đến ẩn ở xã Nhân Mục huyện Thanh Trì hoặc vài xã khác thuộc huyện Từ Liêm sinh ra các chi họ mới, có những người hiển đạt, đỗ đại khoa, làm quan ở triều đình. Có một nho sinh là Nguyễn Khắc Minh là con trai thứ 3 Tiến sĩ Nguyễn Khắc Tuấn lại diễn lại mối tình phần nào giống tổ tiên ngày xưa: Vào ngày đẹp trời, Khắc Minh dạo ngắm cảnh cố đô (Thăng Long) gặp một cô bán chiếu cũng người làng Hới rồi cũng xướng họa thơ ca, trao đổi thư từ ngỏ lời. Cô gái trả lời đại ý: Thiếp còn phải nuôi dưỡng song thân “Nếu chàng nghĩ đến tình thì cưới xong cùng về ở với thiếp”. Khắc Minh về trình bầy với cha, được cha cho cưới xin, về làng Hới ở, từ đó sinh ra dòng họ mới ở Hải Triều, khôi phục lại dòng họ cũ ở đây đã tan tác từ xưa. Phả họ Nguyễn ở làng Hới ghi: ‘Khắc Minh giỗ ngày 8 tháng 2, vợ là Từ Hạnh giỗ ngày 7 tháng 2. Cả họ lấy ngày 7 tháng 2 là ngày giỗ tổ và thanh minh”. Ngày này, cùng với ngày 6 tháng giêng là ngày lễ hội mùa xuân tưng bừng nhất ở Hới. Ngày 6 tháng giêng là ngày Trạng Chiếu Phạm Đôn Lễ, người có công cải tiến và mở rộng nghề chiếu ở Hới vinh qui bái tổ về đây rồi đưa mẹ về quê cha (ở Tứ Kỳ- Gia Lộc- Hải Dương). Ngày đó có rước kiệu Trạng Chiếu, có “Trai gái thi tài dệt chiếu trao gon”. Ông Nguyễn Văn Tung, bậc lão thành ở Hới cho biết thêm: “Ngày này, hương hồn Đức Bà Lộ sau thời gian ra đi, lại về thăm lại quê hương, có người đã mộng thấy”. Tại trụ sở UBND xã Tân Lễ, các ông Đặng Quang Uy, Trần Văn Bộ, Chủ tịch và Phó Chủ tịch xã khẳng định với chúng tôi: “Nhất định làng Hới, xã Tân Lễ sẽ xứng đáng với Đức Bà Lộ. Hình ảnh đẹp của Đức Bà đang trở về, ngày càng thể hiện nhiều trong tài đức của các trai gái hậu duệ ở Tân Lễ”. Ra về, bên tai chúng tôi như còn văng vẳng, không thể quên được những câu thơ đang truyền tụng ở đây:

“Qua bến Triều Dương anh nhớ về làng Hới
Mùa xuân tháng giêng làng em mở hội
Trai gái thi tài dệt chiếu trao gon” 
Share:

Friday, March 18, 2011

Giới thiệu Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ

Nguyễn Thị Lộ (1400 -1442), là vợ thứ của danh thần Nguyễn Trãi và là một nữ quan nhà Lê trong lịch sử Việt Nam. Tên tuổi bà từ lâu đã gắn liền với vụ thảm án Lệ Chi Viên xảy ra vào năm Nhâm Tuất (1422), dẫn đến cái chết của vợ chồng bà và cái án tru di tam tộc.

Cuộc đời:

Nguyễn Thị Lộ sinh ra tại làng Hải Hồ (sau đổi là làng Hải Triều, tục gọi làng Hới), tổng Thanh Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tân Hưng (nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).

Cha bà là Nguyễn Mỗ, làm nghề thầy thuốc. Nhờ tư chất thông minh, lại được cha cho đi học, nên bà sớm thông hiểu các kinh sách và lại biết làm thơ. Ngoài ra, bà còn nổi tiếng là một người xinh đẹp.
1.1 Gặp gỡ Nguyễn Trãi:
Sau khi cha đi phu bị quân Minh giết chết, bà cùng mẹ tần tảo nuôi dạy các em. Trong một lần lên kinh thành Thăng Long bán chiếu (làng Hới có nghề dệt chiếu nổi tiếng), Nguyễn Thị Lộ đã gặp Nguyễn Trãi, rồi trở thành vợ thứ của vị quan này.
Có nguồn cho rằng Thị Lộ gặp Nguyễn Trãi sau khi ông bị vua Lê Thái Tổ cầm tù và bị thất sủng. Một nguồn khác lại cho rằng cuộc gặp gỡ có thể xảy ra vào năm 1406, lúc Nguyễn Trãi (26 tuổi) đang làm quan nhà Hồ.
Tuy nhiên căn cứ vào trang Thông tin Thái Bình thì Nguyễn Thị Lộ đã gặp Nguyễn Trãi, trước khi ông vào Tây Sơn tụ nghĩa, và cũng kể từ đó bà đi theo ông suốt trong gần 10 năm của cuộc kháng chiến chống Minh.
Theo Phan Huy Chú thì khi ông (Nguyễn Trãi) lo việc nước, những chiếu thư, từ mệnh (Nguyễn Thị Lộ) đều được dự nhuận sắc.
Sau nhiều năm chịu nhiều hiểm nguy và gian khổ, cuộc khởi nghĩa chống quân ngoại xâm thành công. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, phong Nguyễn Trãi tước Quan Phục hầu và cho theo họ Lê của vua.
Được phong quan chức, nhưng kể từ đó vợ chồng bà phải đối mặt với một hiểm họa khác: những mâu thuẫn lục đục trong nội bộ giới thống trị. Sau thắng lợi một năm (đầu năm 1429), vì hiềm nghi, vua Lê cho bắt giết Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo. Nguyễn Trãi, vì là em họ Nguyên Hãn, cũng bị bắt nhốt một thời gian (1930). Sau, không có chứng cứ buộc tội, ông được tha, nhưng không còn được trọng dụng như trước nữa.
Năm 1433, vua Lê Thái Tổ mất, thái tử Nguyên Long lên nối ngôi, tức là Lê Thái Tông. Năm 1437, Nguyễn Trãi được chỉ định cùng với Lương Đăng thẩm định nhã nhạc. Mâu thuẫn nảy sinh giữa hai người, Nguyễn Trãi từ chối việc san định.
Năm 1438, thấy nhà vua còn nhỏ, thích chơi hơn học, Tư Đồ Lê Sát đem chuyện ra bàn. Sau khi nghe Thái bảo Ngô Từ giới thiệu, Lê Sát cho đưa Nguyễn Thị Lộ vào cung làm Lễ nghi học sĩ để lo việc học tập của vua và của các cung nữ (1438).
Ở cương vị mới này, bà đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được sử thần nhà Lê là Vũ Quỳnh khen là: Thị Lộ đã cảm hóa được Lê Thái Tông, thuyết phục vua chăm chỉ đèn sách, lại giúp vua nhiều ý kiến để sửa trị nước. Cậu bé bất trị nay đổi thành một “minh quân” khác hẳn trước
Năm 1400, thì Nguyễn Trãi xin về nghỉ ở Côn Sơn, chỉ thỉnh thoảng mới vâng mệnh vào chầu.
2.2 Thảm án Lệ Chi Viên:
Vua Thái Tông ham sắc, có nhiều vợ, chỉ trong 2 năm sinh liền 4 hoàng tử. Các bà vợ tranh chấp ngôi thái tử cho con mình nên trong triều xảy ra xung đột. Vua truất Hoàng hậu Dương Thị Bí và ngôi thái tử của con bà là Lê Nghi Dân lên 2 tuổi, lập Nguyễn Thị Anh làm hoàng hậu và cho con của bà này là Lê Bang Cơ chưa đầy 1 tuổi làm thái tử. Cùng lúc đó một bà vợ khác của vua là Ngô Thị Ngọc Dao lại sắp sinh, Nguyễn Thị Anh sợ đến lượt mẹ con mình bị phế nên tìm cách hại bà Ngọc Dao. Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ tìm cách cứu bà Ngọc Dao đem nuôi giấu, sau bà sinh được hoàng tử Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tông sau này).
Ngày 4 tháng 8 năm Nhâm Tuất (27 tháng 7 năm 1442), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt binh ở thành Chí Linh (Hải Dương). Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của mình.
Rời Côn Sơn để về lại Thăng Long, ngày 4 tháng 8 âm lịch nhà vua và đoàn tùy tùng đến trại vải (Lệ Chi Viên nay là Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Theo sử cũ, thì nhà vua đã thức đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng hà. Liền sau đó, Nguyễn Thị Lộ bị triều đình do hoàng hậu Nguyễn Thị Anh cầm đầu sai người bắt giam và tra khảo.
Văn thần Phan Huy Chú chép: Kịp khi kết tội, lâm hình. Thị Lộ chạy gieo mình xuống nước. Nhưng theo Nguyễn Cẩm Xuyên, thì vì chịu không nổi cực hình, Nguyễn Thị Lộ phải khai nhận. Án được thi hành ngay: Nguyễn Thị Lộ bị bỏ vào cũi sắt dìm xuống sông cho chết.
Bị kết tội đồng chủ mưu giết vua, Nguyễn Trãi bị kết án tru di tam tộc. Ông và cả ba họ ông bị xử chém vào ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất (19 tháng 9 năm 1442).
HuynhICT.CF - Mời bạn xem thêm tại Wikipedia: click đây
Share:

Phổ biến nhất

Bản đồ toàn xã

Fanpage on Facebook