Kênh chia sẻ tin tức nhanh chóng và tin cậy cho bà con

Tân Lễ nằm ở ngã ba sông Luộc và sông Hồng (tên gọi cổ của ngã ba này là cửa Tuần Vườn), giáp ranh với tỉnh Hưng Yên (ranh giới là sông Luộc) và Hà Nam (ranh giới là sông Hồng), là xã đầu tỉnh ở phía tây bắc của tỉnh Thái Bình. Phía Nam và Đông Nam Tân Lễ giáp xã Phú Sơn (tức là thị trấn Hưng Nhân hiện nay), phía Đông là xã Canh Tân, là các xã cùng huyện. Phía Bắc giáp các xã Đức Thắng, Hải Triều, Thiện Phiến của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên, phía Tây Bắc và Tây là các xã Thủ Sĩ, Tân Hưng của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên. Phía Tây Nam, Tân Lễ giáp xã Chân Lý huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Tân Lễ có quốc lộ 39 chạy ngang qua, với Cầu Triều Dương bắc qua sông Luộc nối Thái Bình với Hưng Yên. Ngày 23 tháng 2 năm 1977, hợp nhất 2 xã Phạm Lễ và xã Tân Mỹ thành xã Tân Lễ, tên Tân Lễ được ghép từ chữ Tân (trong từ Tân Mỹ) và Lễ (trong từ Phạm Lễ) Làng Hải Triều (tức làng Hới) là một làng nghề truyền thống nổi tiếng với nghề làm chiếu Hới. Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới. sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng. Nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bấy giờ là nhờ công lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ. Hải Triều là quê hương của những danh nhân Nguyễn Thị Lộ (vợ Nguyễn Trãi, nên duyên với Nguyễn Trãi nhờ đi bán chiếu tại Thăng Long) và trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (Trạng Chiếu)...

Tuesday, March 18, 2014

Bỏng ngô ở Tân Lễ

Phần giới thiệu:

Nông thôn thiếu thốn, quà cho trẻ con đôi khi chỉ là cái kẹo bột, gói bỏng ngô, bỏng gạo. Trẻ con thành phố ít có cơ hội biết đến món quà ngon này nên chẳng hiểu được cái cảm giác tranh nhau đến vỡ vụn ống bỏng vừa nổ xong giòn rụm…
Máy nổ bỏng ngô và máy nghiền bột
Bỏng gạo là “quà đặc biệt” của trẻ con nông thôn Việt Nam. Đặc biệt, bởi nó ít khi bán sẵn ở các chợ, người muốn có bỏng ăn phải mang gạo, mang đường xuống máy nổ của một nhà trong làng rồi đợi nổ xong.
Thông thường, tối tối mùa hè, việc nhà xong xuôi, trẻ con lại năn nỉ mẹ gói cho bò gạo, ít đậu xanh, lạc khô vào cái túi, í ới gọi thêm dăm đứa trẻ trong làng cùng đi nổ bỏng. Nổ được cả bao tải bỏng, mất đâu có mấy nghìn lẻ, lại có cái ăn vui miệng cả nhà nên người lớn hay chiều trẻ con món quà quê dân dã này.
Làm bỏng gạo đơn giản. Cần gạo tẻ, đường trắng, một ít đậu xanh, lạc khô. Người nổ bỏng đổ hết nguyên liệu vào một đầu của máy, cái máy tự xay đều, trộn đều với nước, rồi đầu kia tự khắc có bỏng gạo đẩy ra. Những cái bỏng gạo làm ra dài, hình ống, nhưng cái thẳng cái cong. Bỏng gạo màu trắng tinh nõn nà, giòn khầng khậc, ăn vào thơm ngon, thấy cả mùi của gạo, lạc, đỗ xanh bùi bùi ngậy ngậy. Vài nhà làm bỏng có phẩm màu thực phẩm còn cho thêm chút ít vào, cái bỏng đẩy ra lúc xanh, lúc hồng khiến trẻ con sung sướng tranh nhau.
Bỏng gạo ngày hôm nay vẫn giòn thơm nhưng không còn “vị đặc biệt” khi tự tay mang gạo đi nổ bỏng.
Nổ 3 bò gạo, chút xíu đường, lạc, có khi được cả bao tải bỏng, vì thứ quà này lồng khồng, nhẹ bẫng. Bỏng gạo nổ ra, còn ấm, bọc thật kín trong bao cho nó luôn giòn. Mang bao bỏng về tới hiên nhà, trẻ con đã chờ sẵn để nhón lấy những ống bỏng dài, hít hà, rồi cắn, ngon miệng vui tai.
Những năm tháng thiếu thốn của nông thôn, bỏng gạo là thứ bánh không thể thiếu của con trẻ ngày rằm tháng 8. Trước rằm cả nửa tháng, trẻ con đã giục bố mẹ đong gạo từ sớm để xếp hàng đi nổ bỏng, mỗi đứa trẻ khi chở trên xe đạp về nhà một bao bỏng thì hân hoan như đã làm xong một chiến công. Mâm cỗ trung thu giản đơn, toàn quà quê, mía, bưởi, chuối, bánh kẹo ít, bỏng gạo mới nổ xong được trẻ con sung sướng đón nhận, ăn, rồi ôm cả vào áo mang về.
Công đoạn nổ ngô
Đã qua rất lâu cái thời trẻ con ríu rít rủ nhau đi nổ bỏng, cũng qua rất lâu cái ngày mâm cỗ trông trăng chỉ có bỏng gạo và cây trái vườn nhà nhưng trẻ con đón đợi, trông chờ. Tôi trở lại quê ngoại nhiều lần, những nhà có máy nổ bỏng đã thưa, cũng ít thấy món quà quê này được các cháu ở đây thích thú.

Thi thoảng bắt gặp trên phố phường Hà Nội một gánh bỏng của cô hàng xén từ nông thôn lên, có đủ bỏng gạo, nẻ, bỏng ngô, đậu tương rang, lạc rang. Những gói bỏng gạo đúc thành ống tròn trịa, đẹp mắt, gói trong túi nilon lịch sự, cô hàng xén nói trẻ con thành phố ít mua, còn khách nước ngoài hay thích quà quê Việt Nam…
Nhớ thương bỏng gạo của những ngày thơ bé!
Trên đây là bài viết giới thiệu về món bỏng ngô. Để tìm hiểu thông tin thêm hoặc có nhu cầu bạn hãy xem tại phần bên dưới:

Tìm hiểu thêm về các công đoạn để bỏng ngô:

Để có một món ăn bỏng ngô vừa thơm, giòn, ngon. Các bạn hãy làm theo hướng dẫn:
Điều đầu tiên dựa vào sở thích của bạn. Hãy tự trả lời câu hỏi sau:

*Bạn thích ăn gậy hay hạt?

Ưu nhược điểm:
  • Gậy: thành que dài, dễ cầm. Nếu là trẻ em rất thích bởi có thể làm súng vừa bắn vừa ăn :D, nhưng bị dát mồm nếu ăn nhiều.
  • Hạt: Bỏ vô mồm, nhai rất dễ, (không bị dát mồm khi nhai nhiều)
Tuy thế nhưng cả hai đều có hương vị như nhau cả thôi vì cùng một khuôn ra mà. Vậy các bạn hãy để khi đến nhà nổ ngô lựa chọn cũng được. Như vậy bác sẽ đỡ vất vả hơn!
Công thức pha trộn để có một món bỏng ngô ngon đó là:
(tỉ lệ 100%): gạo 50%, ngô 20%, đỗ xanh 10%, Mì tôm 10%, đường 10%. Các bạn hãy mang đến nhà nổ bỏng kèm theo một cái bao để đựng nhé. Tùy ít, hay nhiều mà mang số lượng bao cho hợp lý, nếu thừa là không có cái đựng đâu. Khi mang đến nhà nổ ngô, các bạn nhớ đổ gạo ra thau trộn tất cả mọi thứ vào với nhau, nếu có mì tôm thì bóp hoặc đập nhỏ và nhớ phải nhỏ kèm theo một chút nước để cho ngấm đều đường và gạo. Cuối cùng chỉ việc đợi các bác nổ bỏng nổ cho thôi. Tất cả chỉ có thế!
(Bật mí: ngày xưa nổ bỏng ngô cũng được gọi là nổ phòng phành đấy nên đừng thắc mắc nhé)
Bỏng gậy
hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa cho sản phẩm :)

Để có một món bỏng ngô ngon và hấp dẫn:

Các bạn có thể đến địa chỉ được đánh dấu tại Map này:
Đ/c: Nhà bác Bàn Vuốt – Đội 14, thôn Thanh Triều, xã Tân Lễ, Hưng Hà, Thái Bình.
Biển hiệu đặt trước cửa nhà thường ngày.

Dịch vụ khác – thông tin cần biết:

  • Nghiền bột loại nhỏ mịn dành cho trẻ, đỗ uống, làm tương… tính theo kilogram giống nổ ngô: giá 5000vnđ /1kg.
  • Cắt tóc, lấy ráy tai tại nhà: giá 20.000 vnđ/1 người.

Chúc các bạn vui vẻ!

Share:

0 comments:

Post a Comment

Phổ biến nhất

Bản đồ toàn xã

Fanpage on Facebook