Kênh chia sẻ tin tức nhanh chóng và tin cậy cho bà con

Tân Lễ nằm ở ngã ba sông Luộc và sông Hồng (tên gọi cổ của ngã ba này là cửa Tuần Vườn), giáp ranh với tỉnh Hưng Yên (ranh giới là sông Luộc) và Hà Nam (ranh giới là sông Hồng), là xã đầu tỉnh ở phía tây bắc của tỉnh Thái Bình. Phía Nam và Đông Nam Tân Lễ giáp xã Phú Sơn (tức là thị trấn Hưng Nhân hiện nay), phía Đông là xã Canh Tân, là các xã cùng huyện. Phía Bắc giáp các xã Đức Thắng, Hải Triều, Thiện Phiến của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên, phía Tây Bắc và Tây là các xã Thủ Sĩ, Tân Hưng của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên. Phía Tây Nam, Tân Lễ giáp xã Chân Lý huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Tân Lễ có quốc lộ 39 chạy ngang qua, với Cầu Triều Dương bắc qua sông Luộc nối Thái Bình với Hưng Yên. Ngày 23 tháng 2 năm 1977, hợp nhất 2 xã Phạm Lễ và xã Tân Mỹ thành xã Tân Lễ, tên Tân Lễ được ghép từ chữ Tân (trong từ Tân Mỹ) và Lễ (trong từ Phạm Lễ) Làng Hải Triều (tức làng Hới) là một làng nghề truyền thống nổi tiếng với nghề làm chiếu Hới. Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới. sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng. Nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bấy giờ là nhờ công lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ. Hải Triều là quê hương của những danh nhân Nguyễn Thị Lộ (vợ Nguyễn Trãi, nên duyên với Nguyễn Trãi nhờ đi bán chiếu tại Thăng Long) và trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (Trạng Chiếu)...

Friday, March 18, 2016

Phát huy dân chủ trong xây dựng nông thôn mới




Một trong những nội dung cốt lõi trong bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tư tưởng dân chủ, thực hành dân chủ rộng rãi là “chìa khóa vạn năng” để tháo gỡ khó khăn. Thấm nhuần tư tưởng ấy, trong gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Tân Lễ (Hưng Hà) đã gặt hái được nhiều thành công, đem lại sự đổi thay tích cực cho diện mạo nông thôn.



Với phương châm: tiêu chí dễ làm trước, khó làm sau; phải thật sự phát huy dân chủ, để nhân dân tự quản, tự bàn bạc, quyết định. Theo đó, Ðảng ủy giao cho chính quyền và Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của xã chỉ đạo các thôn tổ chức họp dân thống nhất chủ trương, mức đóng góp và triển khai thực hiện, trong đó đặc biệt chú ý ưu tiên đối với các gia đình chính sách, người tuổi cao, sức yếu; đồng thời cử đại diện nhân dân tham gia giám sát việc thi công xây dựng.

Ðến nay, Tân Lễ đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM, được UBND tỉnh công nhận là xã đạt chuẩn NTM. Thu nhập bình quân đạt 28,41 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,48%. Ði thăm các công trình, ấn tượng đầu tiên với chúng tôi là hình ảnh cờ đỏ sao vàng phấp phới trên từng nóc nhà, trên khắp các cánh đồng; ngoài ruộng, đỗ tương trĩu quả đang vào mẩy, màu xanh của khoai, bí, sự căng tròn của những bắp ngô sắp cho thu hoạch… Ðến từng thôn, xóm, bà Nguyễn Thị Viết lại giới thiệu cho chúng tôi quá trình làm nên mỗi con đường.

Sự đồng lòng của người dân là nền móng vững chắc để Tân Lễ triển khai và hoàn thành khối lượng công việc rất lớn trong xây dựng nông thôn mới” Từ lập đồ án quy hoạch, xây dựng đề án, hỗ trợ sản xuất, củng cố hạ tầng và thực hiện các tiêu chí cụ thể, xã chỉ định hướng còn nhân dân tự bàn bạc, thống nhất mức đóng góp xây dựng đường giao thông thôn xóm và một số hạng mục công trình khác.
(Bà Nguyễn Thị Viết, Bí thư Ðảng ủy xã)

Mong muốn có được con đường bê tông rộng rãi, to đẹp là ước mơ từ lâu đời của người dân trong thôn. Tuy nhiên, đời sống của bà con còn khó khăn quá, may là nhờ có khối lượng xi măng hỗ trợ của tỉnh nên mơ ước thành sự thật. Tôi đã cùng gia đình đóng góp trên 2 tỷ đồng bê tông hóa 1,6km đường giao thông thôn, hỗ trợ các thôn khác làm đường, đầu tư hàng trăm triệu đồng nâng cấp đường điện trên tuyến đường trục thôn.
(Anh Trần Xuân Ý, thôn Tân Hà)

Qua hệ thống loa truyền thanh của xã, chúng cháu được biết thôn đang vận động mọi người đóng góp tiền, ngày nay làm đường. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, chúng cháu cũng muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé cùng mọi người làm đường. Giờ đây, hàng ngày được đi học trên con đường mới chúng cháu rất vui và tự hào vì có một phần nhỏ bé của mình làm nên con đường to đẹp.



(Học sinh Trần Thị Thu Hà, Trường Tiểu học Phạm Ðôn Lễ)




Chỉ sang con đường bê tông to đẹp thuộc thôn Tân Ấp, bà Viết cho biết: Kinh phí làm đường được bà con thống nhất đóng 300.000 đồng/khẩu. Ngày thi công tuyến đường, người phát cỏ, người dỡ tường… Ðặc biệt có hai cháu Trần Thị Thu Hà, Trần Thị Ngọc Hoa, học sinh Trường Tiểu học Phạm Ðôn Lễ chở nhau trên chiếc xe đạp, mang 100.000 đồng tiền tiết kiệm đến gặp trưởng thôn ủng hộ làm đường.

Việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa to lớn, nhờ đó huy động được nhiều người trong và ngoài thôn ủng hộ thêm. Hay như 2 tuyến đường khó khăn nhất thuộc thôn Thanh Triều, nhân dân chỉ bỏ công, hiến đất giải phóng mặt bằng, 2 doanh nghiệp trên địa bàn thôn ủng hộ kinh phí mua vật liệu… Nguồn lực huy động từ nhân dân là yếu tố chính để tạo ra sự đổi thay rõ nét hôm nay ở Tân Lễ. Nhiều công trình như nhà văn hóa, trường học, trạm y tế được nâng cấp, xây mới. Toàn bộ đường giao thông nông thôn, hệ thống kênh mương được bê tông hóa…

Với hướng đi và cách làm của mình, Tân Lễ tạo được sự đồng thuận trong toàn dân, đó chính là chìa khóa để xã hoàn thành xây dựng  NTM.

Từ năm 2011 đến nay, Tân Lễ đã đầu tư xây dựng:
- 76,62km đường giao thông nông thôn
- 6,43km đường giao thông trục chính nội đồng
- 4,95km kênh mương cấp I loại 3
- 10 nhà văn hóa thôn một số công trình phụ trợ

Lưu Ngần
Share:

0 comments:

Post a Comment

Phổ biến nhất

Bản đồ toàn xã

Fanpage on Facebook