-
Khái quát chung về xã Tân Lễ
Tân Lễ nằm ở ngã ba sông Luộc và sông Hồng (tên gọi cổ của ngã ba này là cửa Tuần Vườn), giáp ranh với tỉnh Hưng Yên (ranh giới là sông Luộc) và Hà Nam (ranh giới là sông Hồng).
-
Giới thiệu trường THCS Phạm Đôn Lễ
Trường THCS Tân Lễ được thành lập năm 1967 theo quyết định của UBND huyện Hưng Hà do hai trường PTCS Tân Mỹ và PTCS Phạm Lễ hợp thành, lúc đó trường có tên là trường PTCS Tân Lễ. Năm 1993 trường được tách ra từ trường PTCS Tân Lễ.
-
Giới thiệu làng Hới
Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới, và chiếu Thái Bình (tên tỉnh). sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng.
-
-
Giới thiệu lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ
Nguyễn Thị Lộ (1400 -1442), là vợ thứ của danh thần Nguyễn Trãi và là một nữ quan nhà Lê trong lịch sử Việt Nam. Tên tuổi bà từ lâu đã gắn liền với vụ thảm án Lệ Chi Viên xảy ra vào năm Nhâm Tuất (1422), dẫn đến cái chết của vợ chồng bà và cái án tru di tam tộc.
Wednesday, March 30, 2016
Monday, February 22, 2016
Lễ công bố Quyết định huyện Hưng Hà đạt chuẩn Quốc gia nông thôn mới và Khai mạc lễ hội Đền Trần Thái Bình năm 2016
trao Bằng công nhận huyện Hưng Hà đạt chuẩn quốc gia NTM
đánh trống khai mạc lễ hội Đền Trần Thái Bình năm 2016
phát biểu tại buổi lễ
đọc diễn văn khai mạc lễ hội và kết quả xây dựng NTM
tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
Tuesday, December 8, 2015
Năng động nghề dệt chiếu Tân Lễ
Từ xa xưa chiếu Hới (xã Tân Lễ-huyện Hưng Hà) đã nổi tiếng trong và ngoài tỉnh với những lá chiếu bóng bẩy mượt mà. Ngày nay, cơ chế thị trường mở ra, mặc dù phải cạnh tranh với nhiều loại chiếu, nhất là chiếu trúc của Trung Quốc song chiếu Hới vẫn đững vững và phát triển nhờ sự năng động của làng nghề, sản phẩm hàng hoá được đa dạng về mẫu mã, giá cả, những doanh nghiệp, tổ hợp sản xuất mang tính ‘chuyên nghiệp’ thành lập ngày một nhiều. Nghề dệt chiếu đang là hướng làm giàu của nhiều hộ gia đình nơi đây.
NÉT ĐẸP LÀNG CHIẾU
Theo những người cao tuổi trong làng kể lại, nghề dệt chiếu Hới có từ thời Tiền Lê (thế kỷ X-XI), rồi phát triển mạnh vào thời Hậu Lê (thế kỷ XV). Nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bấy giờ là nhờ công lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ – Ông người làng Hải Triều, huyện Ngự Thiêm, phủ Tân Hưng (nay là huyện Hưng Hà). Ông thi đỗ Trạng nguyên khoa thi Tân Sửu, niêu hiệu Hồng Đức năm thứ 12 làm quan tới chức Thượng thư. Khi ông lớn lên, làng Hới đã có nghề dệt chiếu từ lâu. Nhưng chiếu dệt khung đứng, không có ngựa đỡ sợi nên chiếu không đẹp. Đi sứ sang Trung Quốc, khi qua vùng Ngọc Hà, Châu Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Phạm Đôn Lễ đã tìm hiểu và học được bí quyết kỹ thuật dệt chiếu của người Trung Quốc. Đó là kỹ thuật dệt khung nằm, có ngựa đỡ sợi dọc, làm cho sợi đay căng, chao cói nhanh hơn và chiếu đẹp hơn. Ông đã phổ biến kinh nghiệm và kỹ thuật dệt mới cho nhân dân. Ông cho cải tiến khung dệt. Nhờ vậy, chiếu Hới đẹp hơn và nổi tiếng từ đó. Dân làng tôn ông là ông Tổ nghề dệt chiếu, gọi ông là ‘Trạng Chiếu’ và lập đền thờ sau khi ông mất; đền thờ Phạm Trạng Nguyên.
Thời đó sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới là niềm tự hào của người dân nơi đây, với câu phương ngôn: ‘Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới’. Bởi chiếu Hới không chỉ đẹp, bền mà còn có thể dùng đắp thay chăn, vào mùa đông. Nhưng cũng khác với nhiều làng nghề Việt Nam, ở Hới chưa có gia đình nào thoát ly hẳn sản xuất nông nghiệp. Người ta vừa dệt chiếu vừa làm nông nghiệp.
LÀNG DỆT CHIẾU THỜI CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
Bước vào thời kỳ cơ chế thị trường nhiều người lo ngại nghề dệt chiếu Tân Lễ sẽ mai một như làng nghề đúc đồng An Lộng (huyện Quỳnh Phụ) song chiếu Hới vẫn đứng vững và ngày một khẳng định thương hiệu của mình. Sản phẩm làm ra được xuất đi khắp các tỉnh trong cả nước. Sản xuất mang tính chuyên nghiệp hơn. Nhiều doanh nghiệp được thành lập chuyên đứng ra thu mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm cho người dân, chợ chiếu được xây dựng và hoạt động vào các ngày mồng 3, 8, 13, 18, 23, 28 âm lịch hàng tháng. Từ chợ chiếu các lái buôn gom hàng lại và đưa các nới tiêu thụ.
Theo thống kê, nghề dệt chiếu Tân Lễ hàng năm tiêu thụ hơn 8.000 tấn cói và hàng trăm tấn đay. Thế nhưng hiện nay các vùng trống cói xung quanh đã bỏ nghề, thành thử cói phải chở từ trong Nam ra. Làng hiện có 6 đại lý lớn bao trọn việc cung cấp nguyên liệu và thu mua sản phẩm cho cả làng. Số chiếu tiêu thụ trực tiếp tại địa phương không đáng là bao. Phần lớn chiếu được các đại lý thu gom, phân phối đi khắp các vùng trong cả nước.
Hiện nay, nghề dệt chiếu ở làng Hới đã phát triển ra toàn xã và nhiều xã trong vùng. Ông Trần Trọng Hán- Chủ tịch UBND xã Tân Lễ cho biết: Xã Tân Lễ có 3.105 hộ, thì có tới trên 95% hộ làm nghề dệt chiếu, một năm dệt được khoảng 4 triệu chiếc chiếu, doanh thu gần 36 tỷ đồng. Chiếu Tân Lễ có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước. Tiền công dệt một chiếc chiếu trung bình 2.000 đến 3.000 đồng. Một lao động mỗi ngày dệt được khoảng 5 -6 chiếc.
Nghề chiếu Tân Lễ ít thải ra những chất gây ô nhiễm môi trường. Chỉ có 10 hộ trong làng làm việc nhuộm, in chiếu có dùng đến hóa chất song họ đều xử lý chất thi một cách nghiêm túc, vì vậy làng nghề Tân Lễ tránh được sự ô nhiễm mà nhiều làng nghề khác mắc phải.
Chiếu Hới bây giờ vẫn được ưa chuộng ở nhiều nơi. Ông Trần Nho Đề – Chủ nhiệm HTX Tân Lễ cho biết, hiện xã đang tìm kiếm mở rộng thị trường ra quốc tế. Vừa qua, đã có một vài doanh nghiệp xuất được một vài lô hàng sang Trung Quốc, mở ra hướng phát triển mới cho làng nghề./.
Sunday, October 18, 2015
Làm giàu từ mô hình trang trại
Trang trại của ông Vũ Văn Bề |
ế
Wednesday, March 18, 2015
Tân Lễ mở rộng diện tích cây đậu tương trên đất hai lúa
Người dân thôn Hà Tân (xã Tân Lễ) chăm sóc cây đậu tương trên đất hai lúa.
|
Tuesday, March 18, 2014
Bỏng ngô ở Tân Lễ
Phần giới thiệu:
Nông thôn thiếu thốn, quà cho trẻ con đôi khi chỉ là cái kẹo bột, gói bỏng ngô, bỏng gạo. Trẻ con thành phố ít có cơ hội biết đến món quà ngon này nên chẳng hiểu được cái cảm giác tranh nhau đến vỡ vụn ống bỏng vừa nổ xong giòn rụm…Bỏng gạo là “quà đặc biệt” của trẻ con nông thôn Việt Nam. Đặc biệt, bởi nó ít khi bán sẵn ở các chợ, người muốn có bỏng ăn phải mang gạo, mang đường xuống máy nổ của một nhà trong làng rồi đợi nổ xong.
Thông thường, tối tối mùa hè, việc nhà xong xuôi, trẻ con lại năn nỉ mẹ gói cho bò gạo, ít đậu xanh, lạc khô vào cái túi, í ới gọi thêm dăm đứa trẻ trong làng cùng đi nổ bỏng. Nổ được cả bao tải bỏng, mất đâu có mấy nghìn lẻ, lại có cái ăn vui miệng cả nhà nên người lớn hay chiều trẻ con món quà quê dân dã này.
Làm bỏng gạo đơn giản. Cần gạo tẻ, đường trắng, một ít đậu xanh, lạc khô. Người nổ bỏng đổ hết nguyên liệu vào một đầu của máy, cái máy tự xay đều, trộn đều với nước, rồi đầu kia tự khắc có bỏng gạo đẩy ra. Những cái bỏng gạo làm ra dài, hình ống, nhưng cái thẳng cái cong. Bỏng gạo màu trắng tinh nõn nà, giòn khầng khậc, ăn vào thơm ngon, thấy cả mùi của gạo, lạc, đỗ xanh bùi bùi ngậy ngậy. Vài nhà làm bỏng có phẩm màu thực phẩm còn cho thêm chút ít vào, cái bỏng đẩy ra lúc xanh, lúc hồng khiến trẻ con sung sướng tranh nhau.
Nổ 3 bò gạo, chút xíu đường, lạc, có khi được cả bao tải bỏng, vì thứ quà này lồng khồng, nhẹ bẫng. Bỏng gạo nổ ra, còn ấm, bọc thật kín trong bao cho nó luôn giòn. Mang bao bỏng về tới hiên nhà, trẻ con đã chờ sẵn để nhón lấy những ống bỏng dài, hít hà, rồi cắn, ngon miệng vui tai.
Những năm tháng thiếu thốn của nông thôn, bỏng gạo là thứ bánh không thể thiếu của con trẻ ngày rằm tháng 8. Trước rằm cả nửa tháng, trẻ con đã giục bố mẹ đong gạo từ sớm để xếp hàng đi nổ bỏng, mỗi đứa trẻ khi chở trên xe đạp về nhà một bao bỏng thì hân hoan như đã làm xong một chiến công. Mâm cỗ trung thu giản đơn, toàn quà quê, mía, bưởi, chuối, bánh kẹo ít, bỏng gạo mới nổ xong được trẻ con sung sướng đón nhận, ăn, rồi ôm cả vào áo mang về.
Đã qua rất lâu cái thời trẻ con ríu rít rủ nhau đi nổ bỏng, cũng qua rất lâu cái ngày mâm cỗ trông trăng chỉ có bỏng gạo và cây trái vườn nhà nhưng trẻ con đón đợi, trông chờ. Tôi trở lại quê ngoại nhiều lần, những nhà có máy nổ bỏng đã thưa, cũng ít thấy món quà quê này được các cháu ở đây thích thú.

Thi thoảng bắt gặp trên phố phường Hà Nội một gánh bỏng của cô hàng xén từ nông thôn lên, có đủ bỏng gạo, nẻ, bỏng ngô, đậu tương rang, lạc rang. Những gói bỏng gạo đúc thành ống tròn trịa, đẹp mắt, gói trong túi nilon lịch sự, cô hàng xén nói trẻ con thành phố ít mua, còn khách nước ngoài hay thích quà quê Việt Nam…
Nhớ thương bỏng gạo của những ngày thơ bé!
Trên đây là bài viết giới thiệu về món bỏng ngô. Để tìm hiểu thông tin thêm hoặc có nhu cầu bạn hãy xem tại phần bên dưới:
Tìm hiểu thêm về các công đoạn để bỏng ngô:
Để có một món ăn bỏng ngô vừa thơm, giòn, ngon. Các bạn hãy làm theo hướng dẫn:Điều đầu tiên dựa vào sở thích của bạn. Hãy tự trả lời câu hỏi sau:
*Bạn thích ăn gậy hay hạt?
Ưu nhược điểm:- Gậy: thành que dài, dễ cầm. Nếu là trẻ em rất thích bởi có thể làm súng vừa bắn vừa ăn :D, nhưng bị dát mồm nếu ăn nhiều.
- Hạt: Bỏ vô mồm, nhai rất dễ, (không bị dát mồm khi nhai nhiều)
Công thức pha trộn để có một món bỏng ngô ngon đó là:
(tỉ lệ 100%): gạo 50%, ngô 20%, đỗ xanh 10%, Mì tôm 10%, đường 10%. Các bạn hãy mang đến nhà nổ bỏng kèm theo một cái bao để đựng nhé. Tùy ít, hay nhiều mà mang số lượng bao cho hợp lý, nếu thừa là không có cái đựng đâu. Khi mang đến nhà nổ ngô, các bạn nhớ đổ gạo ra thau trộn tất cả mọi thứ vào với nhau, nếu có mì tôm thì bóp hoặc đập nhỏ và nhớ phải nhỏ kèm theo một chút nước để cho ngấm đều đường và gạo. Cuối cùng chỉ việc đợi các bác nổ bỏng nổ cho thôi. Tất cả chỉ có thế!
(Bật mí: ngày xưa nổ bỏng ngô cũng được gọi là nổ phòng phành đấy nên đừng thắc mắc nhé)
Để có một món bỏng ngô ngon và hấp dẫn:
Dịch vụ khác – thông tin cần biết:
- Nghiền bột loại nhỏ mịn dành cho trẻ, đỗ uống, làm tương… tính theo kilogram giống nổ ngô: giá 5000vnđ /1kg.
- Cắt tóc, lấy ráy tai tại nhà: giá 20.000 vnđ/1 người.
Chúc các bạn vui vẻ!
Monday, March 18, 2013
Vững chãi “cây cổ thụ” làng nghề
Hình ảnh một số làng nghề dệt khăn ở Hưng Hà khi chúng tôi về trong những tháng đầu năm 2012 vẫn còn in đậm, bóng dáng công nhân trong các công ty, xí nghiệp chỉ còn lác đác, những chiếc máy dệt nằm im ỉm… Ông Hoàng Minh Chính, Trưởng phòng Công thương lúc đó lo lắng tâm sự: Hàng dệt may cơ bản phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, trong khi đó các nước đang rơi vào thời kỳ suy thoái và khủng hoảng nợ công tràn lan nên xuất khẩu đã giảm mạnh, khoảng 21% so với những tháng đầu năm 2011; trong khi đó các doanh nghiệp dệt may chủ yếu là nhỏ và vừa nên rất khó khăn trong việc khai thác thị trường xuất khẩu mới, thị trường truyền thống thì đơn đặt hàng giảm, do đó đã tồn kho trên 2.500 tấn khăn, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, kinh doanh của các làng nghề.
Ðặc biệt, giá trị sản xuất ngành dệt may của Hưng Hà luôn chiếm 50% giá trị sản xuất CN-TTCN trong toàn huyện, do đó đã tác động không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chung. Cũng trong dịp này, chúng tôi được ông Trần Viết Chính, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT mời dự cuộc họp tháo gỡ vốn vay cho các doanh nghiệp dệt may. Tại đây, nhiều vấn đề được các chủ doanh nghiệp dãi bày và kiến nghị về giảm lãi suất, gia hạn thời gian vay. Theo các doanh nghiệp thì các tháng đầu năm việc xuất khẩu hàng dệt may giảm từ 40 - 50% sản lượng; đồng thời giá cũng giảm mạnh, từ 6 USD/ kg khăn xuống còn 3,8 – 4 USD/kg. Các doanh nghiệp chủ yếu mới thành lập nên năng lực cạnh tranh thấp, ít vốn, chưa có khả năng ra nước ngoài tìm kiếm thị trường; trong khi đó vẫn phải duy trì sản xuất để bảo đảm việc làm cho người lao động, cũng như giữ chân họ gắn bó với công ty.
Vì vậy, việc cứu vãn 54 doanh nghiệp dệt may trong huyện đã đặt lên vai các cấp ủy, chính quyền và một số ngành liên quan như ngân hàng, thuế. Qua đây không chỉ giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của huyện mà còn duy trì, phát triển các làng nghề đã có hàng trăm năm nay. Theo đó, Hưng Hà đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ sản xuất thông qua một số cơ chế chính sách hỗ trợ mua máy dệt khăn mới; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc xét duyệt dự án thành lập các doanh nghiệp mới để làm đầu tầu dẫn dắt cho các làng nghề phát triển... Ðặc biệt, trong buổi thảo luận với các doanh nghiệp về những khó khăn vướng mắc, ông Trần Viết Chính, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT đã thông báo quyết định giảm lãi suất tiền vay của các đơn vị dệt may bắt đầu từ tháng 7 đến 25/12/2012, từ 13%/ năm xuống 11%/ năm.
Nhờ có sự vào cuộc kịp thời của các cấp, các ngành và nỗ lực của những người yêu nghề, cùng các doanh nghiệp đã vươn lên tiếp tục duy trì sản xuất có hiệu quả. Các hộ dân, doanh nghiệp đã tiếp tục đầu tư máy móc, chấn chỉnh lại sản xuất, do đó 44 làng nghề và 4 xã nghề vẫn giữ vững tiêu chí được UBND tỉnh công nhận trước đó. Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện Hưng Hà có 5.208 máy dệt khăn, tăng 227 máy; máy dệt chiếu cói nilon 231 máy, tăng 83 máy so với năm 2011. Tổng giá trị sản xuất của các làng nghề đạt 1.332,36 tỷ đồng (giá thực tế), tăng 9,3% so với năm 2011. Cùng với các làng nghề truyền thống, một số nghề mới du nhập về cũng phát triển khá ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao, như nghề sản xuất men rượu, men vi sinh, bánh mứt kẹo doanh thu bình quân đạt 10 – 15 tỷ đồng/ 1 cơ sở.
Ngoài ra, năm 2012 Hưng Hà còn tiếp nhận thêm 12 dự án đầu tư vào huyện, với tổng số vốn đăng ký 66,4 tỷ đồng; trong đó 8 dự án đang hoàn thiện hồ sơ thuê đất và san lấp mặt bằng, 4 dự án đã đi vào hoạt động. Nhìn chung các doanh nghiệp và làng nghề ở Hưng Hà có sự gắn bó mật thiết với nhau, bởi những doanh nghiệp dệt may chủ yếu từ hộ sản xuất đi lên. Chính vì vậy, dù trong hoàn cảnh khó khăn nào thì việc gắn bó không bị tách rời, tạo thành một khối thống nhất để duy trì và phát triển nghề và làng nghề thêm bền vững.
Vào những ngày cuối năm, không khí ở các làng nghề dệt khăn truyền thống ở Thái Phương, dệt chiếu cói ở Tân Lễ, Thị trấn Hưng Nhân lại nhộn nhịp như xưa. Các làng nghề dệt may ở Hưng Hà đã trải qua một năm có nhiều biến cố, âu cũng là lẽ thường tình của quy luật cung, cầu. Cái chính là những người con của làng nghề đã không nản chí trước khó khăn, vẫn bám nghề và tìm giải pháp vươn lên để nghề truyền thống của ông cha tiếp tục phát triển, góp phần nâng cao cuộc sống, làm giàu cho quê hương.
Monday, March 14, 2011
Thông tin chung về xã Tân Lễ
VỊ TRÍ
![]() |
Cầu Triều Dương bắc qua sông Luộc |
LỊCH SỬ TÊN GỌI
LỄ HỘI
![]() |
Đình làng Hới (thờ Phạm Đôn Lễ) |
LÀNG NGHỀ VÀ DANH NHÂN
Sân chơi văn hóa làng |