Kênh chia sẻ tin tức nhanh chóng và tin cậy cho bà con

Tân Lễ nằm ở ngã ba sông Luộc và sông Hồng (tên gọi cổ của ngã ba này là cửa Tuần Vườn), giáp ranh với tỉnh Hưng Yên (ranh giới là sông Luộc) và Hà Nam (ranh giới là sông Hồng), là xã đầu tỉnh ở phía tây bắc của tỉnh Thái Bình. Phía Nam và Đông Nam Tân Lễ giáp xã Phú Sơn (tức là thị trấn Hưng Nhân hiện nay), phía Đông là xã Canh Tân, là các xã cùng huyện. Phía Bắc giáp các xã Đức Thắng, Hải Triều, Thiện Phiến của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên, phía Tây Bắc và Tây là các xã Thủ Sĩ, Tân Hưng của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên. Phía Tây Nam, Tân Lễ giáp xã Chân Lý huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Tân Lễ có quốc lộ 39 chạy ngang qua, với Cầu Triều Dương bắc qua sông Luộc nối Thái Bình với Hưng Yên. Ngày 23 tháng 2 năm 1977, hợp nhất 2 xã Phạm Lễ và xã Tân Mỹ thành xã Tân Lễ, tên Tân Lễ được ghép từ chữ Tân (trong từ Tân Mỹ) và Lễ (trong từ Phạm Lễ) Làng Hải Triều (tức làng Hới) là một làng nghề truyền thống nổi tiếng với nghề làm chiếu Hới. Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới. sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng. Nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bấy giờ là nhờ công lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ. Hải Triều là quê hương của những danh nhân Nguyễn Thị Lộ (vợ Nguyễn Trãi, nên duyên với Nguyễn Trãi nhờ đi bán chiếu tại Thăng Long) và trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (Trạng Chiếu)...
  • Khái quát chung về xã Tân Lễ

    Tân Lễ nằm ở ngã ba sông Luộc và sông Hồng (tên gọi cổ của ngã ba này là cửa Tuần Vườn), giáp ranh với tỉnh Hưng Yên (ranh giới là sông Luộc) và Hà Nam (ranh giới là sông Hồng).

  • Giới thiệu trường THCS Phạm Đôn Lễ

    Trường THCS Tân Lễ được thành lập năm 1967 theo quyết định của UBND huyện Hưng Hà do hai trường PTCS Tân Mỹ và PTCS Phạm Lễ hợp thành, lúc đó trường có tên là trường PTCS Tân Lễ. Năm 1993 trường được tách ra từ trường PTCS Tân Lễ.

  • Giới thiệu làng Hới

    Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới, và chiếu Thái Bình (tên tỉnh). sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng.

  • Giới thiệu tam nguyên - trạng nguyên Phạm Đôn Lễ

    Phạm Đôn Lễ (1457-1531) đỗ Trạng nguyên năm 1481 đời vua Lê Thánh Tông. Ông cũng đỗ đầu cả kỳ thi Hương, thi Hội nên được coi là vị Tam nguyên đầu tiên của lịch sử khoa bảng Việt Nam. Ông làm quan đến Tả thị lang, Thượng thư.

  • Giới thiệu lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ

    Nguyễn Thị Lộ (1400 -1442), là vợ thứ của danh thần Nguyễn Trãi và là một nữ quan nhà Lê trong lịch sử Việt Nam. Tên tuổi bà từ lâu đã gắn liền với vụ thảm án Lệ Chi Viên xảy ra vào năm Nhâm Tuất (1422), dẫn đến cái chết của vợ chồng bà và cái án tru di tam tộc.

Showing posts with label festival. Show all posts
Showing posts with label festival. Show all posts

Tuesday, May 6, 2014

Phát huy lợi thế du lịch của Hưng Hà

Tiềm năng du lịch ở Hưng Hà thể hiện phong phú ở nhiều lĩnh vực: du lịch văn hóa tâm linh, du lịch lễ hội, du lịch nghề và làng nghề, du lịch sinh thái. Nhờ có sự phong phú này, nhiều năm trở lại đây, lượng khách du lịch về Hưng Hà ngày một tăng.
Lễ hội đền Trần (Hưng Hà). Ảnh: Ngọc Linh

Nằm về phía Tây Bắc của tỉnh với quốc lộ 39A chạy qua, Hưng Hà từ lâu nổi tiếng là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, sinh ra bao danh nhân, danh tướng làm rạng rỡ, vẻ vang dân tộc. Trong phát triển kinh tế, Hưng Hà được biết đến với nhiều làng nghề: dệt chiếu làng Hới (Tân Lễ), dệt vải làng Mẹo (Thái Phương)… Không những thế, thiên nhiên còn ưu đãi mảnh đất này nhiều tài nguyên thiên nhiên quý hiếm: than nâu, nước khoáng Duyên Hải… Xác định được những lợi thế ấy, từ khi triển khai phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), Hưng Hà đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát triển, quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương.

Lợi thế sẵn có

Tiềm năng du lịch ở Hưng Hà thể hiện phong phú ở nhiều lĩnh vực: du lịch văn hóa tâm linh, du lịch lễ hội, du lịch nghề và làng nghề, du lịch sinh thái. Nhờ có sự phong phú này, nhiều năm trở lại đây, lượng khách du lịch về Hưng Hà ngày một tăng.

Hưng Hà, vùng đất cổ mang nhiều dấu tích về sự tồn tại, phát triển của các triều đại phong kiến Việt Nam. Nơi đây gắn với nhiều tên tuổi làm rạng danh lịch sử nước nhà: Ðông Nhung Ðại tướng quân Vũ Thị Thục, xã Hồng Minh là nơi xây dựng căn cứ và lập nghiệp của Lý Nam Ðế, Triệu Quang Phục. Hưng Hà cũng chính là nơi nhà Trần khởi nghiệp và lựa chọn Thái Ðường – Long Hưng, nay thuộc xã Tiến Ðức làm tôn miếu để xây dựng lăng tẩm, an táng các vị vua và hoàng hậu. Hưng Hà còn là quê hương của hai trạng nguyên: Lê Quý Ðôn, Phạm Ðôn Lễ cùng nhiều tên tuổi rạng danh khác: Tiến sĩ Lê Phú Thứ, Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ, Tiến sĩ Nguyễn Tông Quai, Kỳ đồng Nguyễn Văn Cẩm… Toàn huyện còn bảo tồn, lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử văn hóa có giá trị, hàng chục di tích lịch sử cấp quốc gia, cấp tỉnh gắn với nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc. Nổi bật là các cụm đền Cổ Trai, đình Thọ Phú (xã Hồng Minh), cụm di tích nhà Trần: lăng, mộ, đền thờ tại xã Tiến Ðức, cụm di tích lịch sử gồm 8 điểm thờ Ðông Nhung Ðại tướng quân Vũ Thị Thục tại 2 xã Tân Tiến và Ðoan Hùng… Lồng ghép trong mỗi lễ hội, Hưng Hà còn duy trì được nhiều trò chơi dân gian đặc sắc: kéo lửa nấu cơm cần, tục thi cỗ cá, thi pháo đất, vật, đi cầu kiều… Ðặc biệt, đầu năm 2014, Lễ hội đền Trần được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, không chỉ là điều kiện thuận lợi để địa phương làm tốt hơn nữa việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc mà còn là cơ hội quảng bá, giới thiệu mảnh đất, quê hương Hưng Hà nói chung đến với du khách thập phương, quốc tế.

Lễ rước kiệu ở đền Tiên La (Hưng Hà). Ảnh: Minh Đức

Không chỉ phong phú với du lịch văn hóa tâm linh, trong du lịch nghề, làng nghề, Hưng Hà cũng có nhiều tiềm năng. Là huyện có nhiều làng nghề thủ công truyền thống từ khá lâu đời với các ngành nghề nổi tiếng: dệt chiếu, dệt khăn, mộc… Hưng Hà được biết đến với nhiều thương hiệu: dệt Phương La, chiếu Hới, hàng mộc Vế - Riệc, bánh đa làng Me... Không chỉ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, các làng nghề còn là mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương.

Phát huy sức mạnh toàn dân

Tiềm năng sẵn có, lợi thế cũng nhiều tuy nhiên, để phát triển hơn nữa ngành “công nghiệp không khói” ở Hưng Hà không phải việc làm một sớm một chiều. Ông Nguyễn Thanh Hòa, Phó trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện cho biết: Chương trình xây dựng NTM nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc... là điều kiện cần có để phát triển du lịch. Vì vậy, bên cạnh xây dựng con người mới văn minh, giàu truyền thống, Hưng Hà cũng chú trọng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng không chỉ phục vụ người dân địa phương mà còn đáp ứng nhu cầu du khách. Tuy nhiên, hoạt động du lịch chưa rõ ràng, nhất là trong du lịch nghề, làng nghề vẫn còn nặng về hoạt động kinh doanh. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, đầu ra cho sản phẩm làng nghề, ngành nghề truyền thống của Hưng Hà gặp nhiều bất lợi. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa được quan tâm, hỗ trợ đúng mức, khi hầu hết cơ sở hạ tầng của các làng nghề còn yếu, thiếu, chưa đáp ứng tốt cho kinh doanh du lịch. Cùng với đó, việc xây dựng các sản phẩm du lịch, các tour, tuyến du lịch làng nghề chưa được quan tâm…

Trong lộ trình xây dựng NTM, Hưng Hà đã xác định, du lịch là một lợi thế. Ðể làm được điều này, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”,  trong những năm qua, phát huy sức mạnh của toàn dân trong việc chung tay xây dựng NTM, Hưng Hà đã tạo ra được sự đồng thuận trong nhân dân. Từ việc phát huy vai trò và ý thức gìn giữ, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa tại các xã, đến việc mỗi người dân và khu dân cư không ngừng quảng bá, phát huy tiềm năng du lịch vốn có ở địa phương mình với du khách thập phương. Cũng từ đó, trong mỗi dịp lễ hội, những nét sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống tưởng như bị lãng quên nay đã được đông đảo người dân phục hồi và đưa vào lễ hội. Ở mỗi điểm du lịch, các tệ nạn như ăn xin, cờ bạc, cướp bóc, chèo kéo du khách dần được đẩy lùi. Ðiều đó làm cho mỗi địa điểm du lịch ở Hưng Hà thực sự là nơi lý tưởng cho du khách, góp phần mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách địa phương với lượng khách tham quan đến với Hưng Hà mỗi năm tăng từ 15 - 20%.

Hưng Hà hôm nay đang “thay da đổi thịt”, vươn mình trong phong trào xây dựng NTM. Cùng với nhiều chương trình, chính sách, phát triển du lịch sẽ là một trong những định hướng phát triển kinh tế đúng đắn, là thế mạnh của địa phương trong lộ trình xây dựng Hưng Hà trở thành huyện NTM.
Lưu Ngần
Share:

Saturday, February 22, 2014

Lễ hội làng Thanh triều 2014

Hàng năm cứ vào ngày 6/1 tết âm lịch, thôn Thanh Triều tổ chức ngày hội làng đây là dịp giúp bà con trong thôn có những phút giây vui vẻ qua những trò chơi dân gian đầy bổ ích. Đây là lễ rước về đình theo wikipedia điều này thể hiện lòng biết ơn của dân làng đối với "ông tổ nghề" cũng như lòng yêu mến đối với người con hiếu thảo của quê hương.
Mọi người chuẩn bị rước lễ lên đình tại nhà bác Huệ

Đội trống, đội cờ đi trước đoàn rước
Đội bê lễ đi sau, ai nấy đều khá tập trung vào công việc của mình


Các cụ già, những người đã gắn bó với màn rước lễ này từ rất lâu rồi
Mọi người đều có tâm trạng háo hức

theo dõi lễ rước ở ngày hội này
Mọi người đang diễu hành lên đình
Một trong số những hộ gia đình có điều kiện khá giả
Vượt quãng đường hơn 1km từ xóm 1 cuối cùng cũng đã đến đình làng ở xóm 2
Mọi người đang đi vào cổng đình
Đánh cờ là một trò chơi dân gian được các bô lão hay chơi vào dịp này
Đóng góp thêm cho bài viết: Liên hệ link bên trên.
Share:

Sunday, March 18, 2012

Hội chiếu làng Hới

Làng Hới, nay là Hải Triều, thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Từ xưa, làng này đã nổi tiếng với nghề dệt chiếu, dân gian còn nhắc nhau câu cửa miệng: “Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới”.

Tương truyền, nghề dệt chiếu Hải Triều do ông “Trạng chiếu” Phạm Đôn Lễ truyền dạy. Nhân một chuyến đi sứ sang Tàu, ông đã cố học cách dệt chiếu đẹp để mang về dạy cho dân như một cách để bày tỏ sự hiếu thảo và niềm nhớ cội thương nguồn của mình đối với quê hương xứ sở.  Từ đó, một nghề thủ công tinh xảo đã được lưu truyền và mang lại tiếng thơm cho làng Hới Thái Bình.

Khi “Trạng chiếu” mất, người dân lập đền thờ gọi là đền Quan Trạng, quanh năm hương khói. Lễ hội tưởng nhớ đến công ơn của Quan Trạng được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng giêng hàng năm, tương truyền đó là ngày Phạm Đôn Lễ mất. Trong lễ hội, ngoài phần lễ nghi, người ta còn tổ chức hội thi dệt chiếu rất sôi nổi thu hút dân trong vùng và khách thập phương đến tham dự.

Đền thờ Phạm Đôn Lễ - ông tổ nghề chiếu làng Hới. Ảnh: Internet

Lễ hội làng Hới bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu “Trạng chiếu”. Từ sáng sớm ban khánh tiết và những người có trách nhiệm đã tề tựu đông đủ để làm lễ rước. Đám rước diễn ra rất long trọng với đầy đủ cờ xí, chấp kích, bát bửu, chiêng trống, kiệu thánh, dàn bát âm… Dân làng theo đám rước rất đông. Lễ rước thể hiện lòng biết ơn của dân làng đối với “ông tổ nghề” cũng như lòng yêu mến đối với người con hiếu thảo của quê hương.

Hội chiếu hấp dẫn bởi cuộc thi chiếu và thi dệt chiếu. Thi chiếu là các nhà, các giáp thi nhau trưng bày những chiếc chiếu đẹp nhất của mình tại hội chiếu để xem chiếu nhà ai đẹp nhất. Ban tổ chức quy định từng khu vực ở chợ cho người dân bày chiếu thi. Chợ rực lên muôn màu sắc và hoa văn tuyệt đẹp từ những chiếc chiếu được dệt hết sức khéo léo của dân làng Hới. Chiếu cải, chiếu đậu, chiếu đót, chiếu trơn, chiếu kẻ sọc màu, chiếu in hoa, chiếu cạp điều… đủ loại, đủ cỡ, đủ sắc cuốn hút người xem.

Những tấm chiếu rực lên sắc màu từ bàn tay của những người thợ tài hoa. Ảnh: Internet

Ai có chiếu đẹp nhất sẽ được nhận giải thưởng, tuy giá trị phần thưởng không lớn lắm nhưng đó là niềm tự hào của người thắng cuộc. Giải thưởng là lộc thánh ban, ai cũng hi vọng được gặp nhiều may mắn trong năm, làm ăn phát đạt và sức khỏe dồi dào. Hơn nữa, nó còn thể hiện được tài năng và sự khéo léo, tinh thần hăng say lao động của mọi người.

Vui nhất và hấp dẫn nhất vẫn là cuộc thi dệt chiếu. Nếu tại hội chợ chiếu là những chiếc chiếu được bày sẵn cho mọi người chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoàn mỹ của nó thì tại cuộc thi dệt chiếu, người ta sẽ được tận mắt chứng kiến sự ra đời của chiếc chiếu tinh xảo dưới đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Thật sống động, thật hấp dẫn!

Mỗi giáp cử những người thợ tài hoa nhất để tham dự cuộc thi. Ai cũng tập luyện rất siêng năng và chăm chỉ để mong giành giải trong cuộc thi. Để thử thách tay nghề của người thợ, đề thi thường là dệt chiếu hoa vì dệt loại chiếu này khá phức tạp với nhiều hoa văn, họa tiết và màu sắc. Sau tiếng trống hiệu, các thí sinh đua nhau thi tài, mỗi chiếu hai người dệt, trao gon, dập gon thoăn thoắt trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người. Cặp đôi nào dệt chiếu đẹp nhất, chắc tay và pha màu giỏi sẽ được nhận giải trong niềm chung vui của tất cả mọi người.

Họ không chỉ nhận được phần thưởng mà còn nhận được cả lòng yêu mến và ngưỡng mộ về sự tài hoa. Hơn nữa, cặp đôi thắng cuộc còn mang lại uy tín, tiếng tăm cho cả giáp, cả họ mình. Nhân cuộc thi mà người ta được giao lưu, học hỏi, rút kinh nghiệm và nâng cao tay nghề. Cuộc thi giúp tất cả mọi người cảm thấy hào hứng hơn và nhiệt huyết hơn, thêm yêu mến và tự hào đối với nghề nghiệp của mình.
Share:

Phổ biến nhất

Bản đồ toàn xã

Fanpage on Facebook