Kênh chia sẻ tin tức nhanh chóng và tin cậy cho bà con

Tân Lễ nằm ở ngã ba sông Luộc và sông Hồng (tên gọi cổ của ngã ba này là cửa Tuần Vườn), giáp ranh với tỉnh Hưng Yên (ranh giới là sông Luộc) và Hà Nam (ranh giới là sông Hồng), là xã đầu tỉnh ở phía tây bắc của tỉnh Thái Bình. Phía Nam và Đông Nam Tân Lễ giáp xã Phú Sơn (tức là thị trấn Hưng Nhân hiện nay), phía Đông là xã Canh Tân, là các xã cùng huyện. Phía Bắc giáp các xã Đức Thắng, Hải Triều, Thiện Phiến của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên, phía Tây Bắc và Tây là các xã Thủ Sĩ, Tân Hưng của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên. Phía Tây Nam, Tân Lễ giáp xã Chân Lý huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Tân Lễ có quốc lộ 39 chạy ngang qua, với Cầu Triều Dương bắc qua sông Luộc nối Thái Bình với Hưng Yên. Ngày 23 tháng 2 năm 1977, hợp nhất 2 xã Phạm Lễ và xã Tân Mỹ thành xã Tân Lễ, tên Tân Lễ được ghép từ chữ Tân (trong từ Tân Mỹ) và Lễ (trong từ Phạm Lễ) Làng Hải Triều (tức làng Hới) là một làng nghề truyền thống nổi tiếng với nghề làm chiếu Hới. Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới. sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng. Nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bấy giờ là nhờ công lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ. Hải Triều là quê hương của những danh nhân Nguyễn Thị Lộ (vợ Nguyễn Trãi, nên duyên với Nguyễn Trãi nhờ đi bán chiếu tại Thăng Long) và trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (Trạng Chiếu)...

Tuesday, December 8, 2015

Năng động nghề dệt chiếu Tân Lễ


Hiện chiếu Hới có rất nhiều loại: chiếu cài hoa, chiếu đậu, chiếu dặm, chiếu cạp điều, chiếu đót, chiếu sợi xe… với nhiều kích cỡ khác nhau. Ông Hà Đắc Đĩnh- một hộ dệt chiếu có tiếng của xã cho biết: ‘Một số loại chiếu đặc biệt, chúng tôi chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng. Chẳng hạn, chiếu đậu, chiếu sợi xe dệt dày, tẩy trắng, đay vê săn chắc, nằm mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Một chiếc chiếu đậu có thể nặng tới 10kg. Chiếu cói hoa được dệt theo hình những bông hoa nhỏ li ti, đan lại rất tinh xảo lại in thêm hình rồng, phượng… Xưa, chiếu này được đem vào cung tiến vua. Giá của hai loại chiếu nói trên khá cao, từ 80.000đ đến 180.000đ/chiếc. Dệt một chiếc chiếu như vậy cần tới hai lao động làm việc miệt mài cả tuần lễ’.

Từ xa xưa chiếu Hới (xã Tân Lễ-huyện Hưng Hà) đã nổi tiếng trong và ngoài tỉnh với những lá chiếu bóng bẩy mượt mà. Ngày nay, cơ chế thị trường mở ra, mặc dù phải cạnh tranh với nhiều loại chiếu, nhất là chiếu trúc của Trung Quốc song chiếu Hới vẫn đững vững và phát triển nhờ sự năng động của làng nghề, sản phẩm hàng hoá được đa dạng về mẫu mã, giá cả, những doanh nghiệp, tổ hợp sản xuất mang tính ‘chuyên nghiệp’ thành lập ngày một nhiều. Nghề dệt chiếu đang là hướng làm giàu của nhiều hộ gia đình nơi đây.



NÉT ĐẸP LÀNG CHIẾU
Vừa đến đầu làng cảnh tượng đầu tiên chúng tôi gặp những xe trở hàng ra vào tất bật, mùi cói thơm nồng được phơi khắp ngoài sân, ven đường. Tân Lễ đang từng ngày thay da đổi thịt, đường thôn, ngõ xóm phong quang, sạch đẹp, những ngôi nhà cao tầng đang mọc lên san sát, thu nhập bình quân đầu người đạt hn 5 triệu đồng/ người/ năm, người dân trong xã không còn phải tất bật lo toan về miếng cơm manh áo hàng ngày. Có được cuộc sống sung túc như ngày nay là do người dân Tân Lễ đã biết kết hợp lao động nông nghiệp với làm nghề thủ công truyền thống.
Theo những người cao tuổi trong làng kể lại, nghề dệt chiếu Hới có từ thời Tiền Lê (thế kỷ X-XI), rồi phát triển mạnh vào thời Hậu Lê (thế kỷ XV). Nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bấy giờ là nhờ công lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ – Ông người làng Hải Triều, huyện Ngự Thiêm, phủ Tân Hưng (nay là huyện Hưng Hà). Ông thi đỗ Trạng nguyên khoa thi Tân Sửu, niêu hiệu Hồng Đức năm thứ 12 làm quan tới chức Thượng thư. Khi ông lớn lên, làng Hới đã có nghề dệt chiếu từ lâu. Nhưng chiếu dệt khung đứng, không có ngựa đỡ sợi nên chiếu không đẹp. Đi sứ sang Trung Quốc, khi qua vùng Ngọc Hà, Châu Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Phạm Đôn Lễ đã tìm hiểu và học được bí quyết kỹ thuật dệt chiếu của người Trung Quốc. Đó là kỹ thuật dệt khung nằm, có ngựa đỡ sợi dọc, làm cho sợi đay căng, chao cói nhanh hơn và chiếu đẹp hơn. Ông đã phổ biến kinh nghiệm và kỹ thuật dệt mới cho nhân dân. Ông cho cải tiến khung dệt. Nhờ vậy, chiếu Hới đẹp hơn và nổi tiếng từ đó. Dân làng tôn ông là ông Tổ nghề dệt chiếu, gọi ông là ‘Trạng Chiếu’ và lập đền thờ sau khi ông mất; đền thờ Phạm Trạng Nguyên.
Thời đó sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới là niềm tự hào của người dân nơi đây, với câu phương ngôn: ‘Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới’. Bởi chiếu Hới không chỉ đẹp, bền mà còn có thể dùng đắp thay chăn, vào mùa đông. Nhưng cũng khác với nhiều làng nghề Việt Nam, ở Hới chưa có gia đình nào thoát ly hẳn sản xuất nông nghiệp. Người ta vừa dệt chiếu vừa làm nông nghiệp.



LÀNG DỆT CHIẾU THỜI CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
Bước vào thời kỳ cơ chế thị trường nhiều người lo ngại nghề dệt chiếu Tân Lễ sẽ mai một như làng nghề đúc đồng An Lộng (huyện Quỳnh Phụ) song chiếu Hới vẫn đứng vững và ngày một khẳng định thương hiệu của mình. Sản phẩm làm ra được xuất đi khắp các tỉnh trong cả nước. Sản xuất mang tính chuyên nghiệp hơn. Nhiều doanh nghiệp được thành lập chuyên đứng ra thu mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm cho người dân, chợ chiếu được xây dựng và hoạt động vào các ngày mồng 3, 8, 13, 18, 23, 28 âm lịch hàng tháng. Từ chợ chiếu các lái buôn gom hàng lại và đưa các nới tiêu thụ.
Theo thống kê, nghề dệt chiếu Tân Lễ hàng năm tiêu thụ hơn 8.000 tấn cói và hàng trăm tấn đay. Thế nhưng hiện nay các vùng trống cói xung quanh đã bỏ nghề, thành thử cói phải chở từ trong Nam ra. Làng hiện có 6 đại lý lớn bao trọn việc cung cấp nguyên liệu và thu mua sản phẩm cho cả làng. Số chiếu tiêu thụ trực tiếp tại địa phương không đáng là bao. Phần lớn chiếu được các đại lý thu gom, phân phối đi khắp các vùng trong cả nước.
Công đoạn in chiếu

Hiện nay, nghề dệt chiếu ở làng Hới đã phát triển ra toàn xã và nhiều xã trong vùng. Ông Trần Trọng Hán- Chủ tịch UBND xã Tân Lễ cho biết: Xã Tân Lễ có 3.105 hộ, thì có tới trên 95% hộ làm nghề dệt chiếu, một năm dệt được khoảng 4 triệu chiếc chiếu, doanh thu gần 36 tỷ đồng. Chiếu Tân Lễ có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước. Tiền công dệt một chiếc chiếu trung bình 2.000 đến 3.000 đồng. Một lao động mỗi ngày dệt được khoảng 5 -6 chiếc.
Nghề chiếu Tân Lễ ít thải ra những chất gây ô nhiễm môi trường. Chỉ có 10 hộ trong làng làm việc nhuộm, in chiếu có dùng đến hóa chất song họ đều xử lý chất thi một cách nghiêm túc, vì vậy làng nghề Tân Lễ tránh được sự ô nhiễm mà nhiều làng nghề khác mắc phải.
Chiếu Hới bây giờ vẫn được ưa chuộng ở nhiều nơi. Ông Trần Nho Đề – Chủ nhiệm HTX Tân Lễ cho biết, hiện xã đang tìm kiếm mở rộng thị trường ra quốc tế. Vừa qua, đã có một vài doanh nghiệp xuất được một vài lô hàng sang Trung Quốc, mở ra hướng phát triển mới cho làng nghề./.
Nguồn: báo Thái Bình, HuynhICT.CF
Share:

0 comments:

Post a Comment

Phổ biến nhất

Bản đồ toàn xã

Fanpage on Facebook