Kênh chia sẻ tin tức nhanh chóng và tin cậy cho bà con

Tân Lễ nằm ở ngã ba sông Luộc và sông Hồng (tên gọi cổ của ngã ba này là cửa Tuần Vườn), giáp ranh với tỉnh Hưng Yên (ranh giới là sông Luộc) và Hà Nam (ranh giới là sông Hồng), là xã đầu tỉnh ở phía tây bắc của tỉnh Thái Bình. Phía Nam và Đông Nam Tân Lễ giáp xã Phú Sơn (tức là thị trấn Hưng Nhân hiện nay), phía Đông là xã Canh Tân, là các xã cùng huyện. Phía Bắc giáp các xã Đức Thắng, Hải Triều, Thiện Phiến của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên, phía Tây Bắc và Tây là các xã Thủ Sĩ, Tân Hưng của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên. Phía Tây Nam, Tân Lễ giáp xã Chân Lý huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Tân Lễ có quốc lộ 39 chạy ngang qua, với Cầu Triều Dương bắc qua sông Luộc nối Thái Bình với Hưng Yên. Ngày 23 tháng 2 năm 1977, hợp nhất 2 xã Phạm Lễ và xã Tân Mỹ thành xã Tân Lễ, tên Tân Lễ được ghép từ chữ Tân (trong từ Tân Mỹ) và Lễ (trong từ Phạm Lễ) Làng Hải Triều (tức làng Hới) là một làng nghề truyền thống nổi tiếng với nghề làm chiếu Hới. Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới. sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng. Nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bấy giờ là nhờ công lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ. Hải Triều là quê hương của những danh nhân Nguyễn Thị Lộ (vợ Nguyễn Trãi, nên duyên với Nguyễn Trãi nhờ đi bán chiếu tại Thăng Long) và trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (Trạng Chiếu)...
  • Khái quát chung về xã Tân Lễ

    Tân Lễ nằm ở ngã ba sông Luộc và sông Hồng (tên gọi cổ của ngã ba này là cửa Tuần Vườn), giáp ranh với tỉnh Hưng Yên (ranh giới là sông Luộc) và Hà Nam (ranh giới là sông Hồng).

  • Giới thiệu trường THCS Phạm Đôn Lễ

    Trường THCS Tân Lễ được thành lập năm 1967 theo quyết định của UBND huyện Hưng Hà do hai trường PTCS Tân Mỹ và PTCS Phạm Lễ hợp thành, lúc đó trường có tên là trường PTCS Tân Lễ. Năm 1993 trường được tách ra từ trường PTCS Tân Lễ.

  • Giới thiệu làng Hới

    Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới, và chiếu Thái Bình (tên tỉnh). sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng.

  • Giới thiệu tam nguyên - trạng nguyên Phạm Đôn Lễ

    Phạm Đôn Lễ (1457-1531) đỗ Trạng nguyên năm 1481 đời vua Lê Thánh Tông. Ông cũng đỗ đầu cả kỳ thi Hương, thi Hội nên được coi là vị Tam nguyên đầu tiên của lịch sử khoa bảng Việt Nam. Ông làm quan đến Tả thị lang, Thượng thư.

  • Giới thiệu lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ

    Nguyễn Thị Lộ (1400 -1442), là vợ thứ của danh thần Nguyễn Trãi và là một nữ quan nhà Lê trong lịch sử Việt Nam. Tên tuổi bà từ lâu đã gắn liền với vụ thảm án Lệ Chi Viên xảy ra vào năm Nhâm Tuất (1422), dẫn đến cái chết của vợ chồng bà và cái án tru di tam tộc.

Showing posts with label celebrity. Show all posts
Showing posts with label celebrity. Show all posts

Sunday, March 18, 2012

Tiểu sử danh nhân Nguyễn Trãi

CUỘC ĐỜI
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần.

Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước tạ Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên , ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 - 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442.

Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan.

Nhìn chung, ở cuộc đời Nguyễn Trãi nổi lên hai điểm cơ bản sau:

Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Ở Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất.

Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một người đã phải chiụ những oan khiên thảm khốc, do xã hội cũ gây nên cũng tới mức hiếm có trong lịch sử.

SỰ NGHIỆP THƠ VĂN:
- Nhà văn, nhà thơ lớn: là anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Ông còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị. "Quân trung từ mệnh tập" là những thư từ gửi cho các tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh, nhằm thực hiện kế "đánh vào lòng", ngày nay gọi là địch vận. "Bình Ngô đại cáo" lấy lời Lê Lợi tổng kết 10 năm chống giặc, tuyên bố trước nhân dân về chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về qúa trình chiến đấu gian nan để đi đến chiến thắng vĩ đại cuối cùng giành lại hòa bình cho đất nước. "Lam Sơn thực lục" là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. "Dư địa chí" viết về địa lý lịch sử nước ta. "Chí Linh sơn phú" nói về cuộc chiến đấu chống giặc Minh gian khổ và anh hùng. Các tác phẩm ấy đều là văn bằng chữ Hán.

Về thơ, có hai tập: "Ức trai thi tập" bằng chữ Hán, "Quốc âm thi tập" bằng chữ Nôm, tức chữ Việt, đó là thơ cả một đời, từ lúc trẻ đến tuổi già, nhiều nhất là khoảng 10 năm tìm đường và thời gian về nghỉ ở Côn Sơn. Nội dung thấy rõ trong đó là tâm tình đối với quê hương, gia đình, với nước, với dân, với bao éo le trong cuộc đời...

- Tình yêu quê hương gia đình: Nội dung thơ văn ông rất phong phú. Đây chỉ nói vắn tắt một vài khía cạnh. Nét đầu tiên là niềm tha thiết với thiên nhiên ở quê hương. Bắt đầu là những cái nhỏ nhặt, tưởng như không đâu, nhưng chan chứa thân thương. Rau muống, mồng tơi, râm bụt, cây chuối, cây đa, cây mía... đều thành vần điệu. Đào, liễu, tùng, trúc cao sang đứng liền bên cạnh rau muống, mồng tơi quê mùa một cách tự nhiên. Không chút gì phân biệt sang hèn. Tất cả đều được lòng ông trìu mến. Ông nói một cách trang trọng: "Hái cúc, ương lan, hương bén áo, Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn", mà cũng vừa vui tươi chân chất: "Ao cạn, vớt bèo cấy muống, Trì thanh, phát cỏ ương sen". Ông phát hiện ra cái đẹp bình dị rất bất ngờ: Đêm trăng gánh nước thì gánh luôn trăng đem về ("Chè tiên nước ghín nguyệt đeo về"). Bầu trời không mây, trong suốt một màu xanh, ông thấy đó là một bầu ngọc đông lại ("Thế giới đông nên ngọc một bầu"). Thuyền bè chen nhau gối đầu lên bãi, ông nhìn thành một đám tằm lúc nhúc ("Tằm ươm lúc nhúc thuyền đầu bãi"). Con rùa, con hạc, núi, chim, mây, trăng, ông coi là con cái, là láng giềng, là anh em: "Rùa nằm, hạc lẩn nên bầy bạn, U ấp cùng ta làm cái con...", "Núi láng giềng, chim bầu bạn, Mây khách khứa, nguyệt anh tam". Có lúc, ông như hòa tan mình vào thiên nhiên đến mức dòng suối, tảng đá phủ rêu, vòm thông tán trúc như hòa nhập với ông làm một: "Côn Sơn có suối rì rầm. Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai, Côn Sơn có đá rêu phơi, Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm, Trong lèn thông mọc như nêm, Tha hồ muôn lọng ta xem chốn nằm, Trong rừng có bóng trúc râm, Giữa màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn"... (Côn Sơn ca - dịch).

Tiếp theo là niềm tha thiết với bà con thân thuộc ở quê nhà. Thời còn giặc Minh, nhiều năm ông phải lẫn tránh khắp nơi, xa nhà, xa quê, xa bà con thân thuộc với bao nỗi buồn rầụ Đêm thu, xa nhà, bên ngọn đèn khuya, ông day dứt: :Gió thu đến, lá rụng rồi. mình vẫn lận đận quê người, Đêm mưa, bên ngọn đèn leo lét, hồn mộng cứ vẫn vơ mãi nơi đất khách" (Đêm thu đất khách - dịch). Tiết Thanh minh đến, theo tục, con cháu phải về thăm mồ mã ông bà, sửa sang, bồi đắp, thắp nén hương tưởng nhớ, cho đúng đạo làm con cháu, thế mà đã bao năm ông không về được. Ông chỉ não lòng: "Thân mình xa ngàn dặm, mồ mã ông bà ở quê không sao giẫy cỏ thắp hương, Mười năm đã qua, những nguời ruột thịt, quen thân cũ đã chẳng còn ai, Đành mượn chén rượu ép mình uống, không cho lòng cứ ngày ngày xót xa nỗi nhớ quê" (Thanh minh - dịch).

Ông mất mẹ lúc mới lên sáu. Lòng con thương mẹ càng nồng. Ông bà ngoại, cậu, dì đều ở Côn Sơn. Quê nội nhiều đời cũng ở đó. Một lần đi thuyền về thăm, ông ôn lại bao nỗi đắng cay trong những ngày lưu lạc. Nghe sao mà tha thiết: "Mười năm rồi mình trôi dạc như cánh bèo, Đêm ngày nổi nhớ quê cứ như giày vò trong lòng, Bao lần đã gửi hồn tìm về quê cũ, Nhưng rồi đành nhỏ nước mắt thấm máu mà gội rửa trong tưởng tượng nấm mồ mẹ, mồ mã ông bà, còn xóm làng, bà con, trong lúc giặc giày xéo thì tránh sao được những hành vi bạo tàn của chúng! mà mình thì cứ đang phải thương xót suông, Trời: biết làm sao đây! Một đêm trôi qua bên gối, không cách nào nhắm mắt được" (viết trên thuyền về Côn Sơn - dịch).

- Đời sống trong sạch, suốt đời một lòng vì nước vì dân: Trở về với nông thôn, ông yên lòng và tự hào: "Quê cũ nhà ta thiếu của nào, Rau trong nội, cá trong ao". Cấy cày là niềm vui: "Một cày một cuốc thú nhà quề, Áng chúc lan chen vãi đậu kê". Người dân bùn lấm đáng được biết ơn: "Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày". Cuộc sống giản dị, nghèo mà thanh: "Bữa ăn dầu có dưa muối, Áo mặc nài chi gấm là", "Hài cỏ đẹp chân đi đủng đỉnh, Áo bô quen cật vận xềnh xoàng", xa lánh chốn lợi danh nham hiểm: "Co qoe thay bấy ruột ốc, Khúc khuỷu làm chi trái hòe". Ông ca ngợi chi tiết của tùng, trúc, mai, ba cây không chịu khuất phục trước giá lạnh mùa đông và ông luôn giữ một tấm lòng trong sạch, một tấm "lòng thơm".

Lòng thơm ấy là lòng yêu nước thương dân. Có khi ông gọi đó là "lòng trung hiếu", "lòng ưu ái". Nó suốt đời sôi nổi: "Bui có một lòng trung liễn hiếu, Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen", "Bui một tấc lòng ưu ái cũ, Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông". Nó dựa trên lý tưởng nhân nghĩa. Nhân nghĩa là một tư tưởng cao qúy xuyên thấm cuộc đời và thơ văn ông. Đối với ông, nhân nghĩa là "yên dân", "trừ bạo" hay "Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược". Được như vậy mới thực sự "Có nhân, có trí, có anh hùng". Nhân trí, anh hùng ấy thuộc lòng yêu nước cao cả của ông, yêu nước bằng tư tưởng, tình cảm, bằng hành động cứu nước lo dân tuyệt vời. Nói cụ thể như : "cái nhân, cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chống ngoại xâm, diệt bạo tàn, vì độc lập của nước, hạnh phúc của dân". Đất nước bị ngoại xâm, nó hiện thành lòng lòng căm thù giặc cao độ và ý chí kiên trì, gang thép tiêu diệt quân thù: "Căm giặc nước thề không cùng sống", "Nếm mật nằm gai, há phải một sớm hai tối, Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh". Quân giặc quét sạch rồi, nó là khát khao xây dựng một đất nước hưng thịnh, nhân dân đời đời ấm no hạnh phúc: "Xã tắc từ đây bền vững, Giang sơn từ đây đổi mới...., Muôn thởu nền thái bình vững chắc".
Share:

Friday, March 18, 2011

Giới thiệu Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ

Nguyễn Thị Lộ (1400 -1442), là vợ thứ của danh thần Nguyễn Trãi và là một nữ quan nhà Lê trong lịch sử Việt Nam. Tên tuổi bà từ lâu đã gắn liền với vụ thảm án Lệ Chi Viên xảy ra vào năm Nhâm Tuất (1422), dẫn đến cái chết của vợ chồng bà và cái án tru di tam tộc.

Cuộc đời:

Nguyễn Thị Lộ sinh ra tại làng Hải Hồ (sau đổi là làng Hải Triều, tục gọi làng Hới), tổng Thanh Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tân Hưng (nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).

Cha bà là Nguyễn Mỗ, làm nghề thầy thuốc. Nhờ tư chất thông minh, lại được cha cho đi học, nên bà sớm thông hiểu các kinh sách và lại biết làm thơ. Ngoài ra, bà còn nổi tiếng là một người xinh đẹp.
1.1 Gặp gỡ Nguyễn Trãi:
Sau khi cha đi phu bị quân Minh giết chết, bà cùng mẹ tần tảo nuôi dạy các em. Trong một lần lên kinh thành Thăng Long bán chiếu (làng Hới có nghề dệt chiếu nổi tiếng), Nguyễn Thị Lộ đã gặp Nguyễn Trãi, rồi trở thành vợ thứ của vị quan này.
Có nguồn cho rằng Thị Lộ gặp Nguyễn Trãi sau khi ông bị vua Lê Thái Tổ cầm tù và bị thất sủng. Một nguồn khác lại cho rằng cuộc gặp gỡ có thể xảy ra vào năm 1406, lúc Nguyễn Trãi (26 tuổi) đang làm quan nhà Hồ.
Tuy nhiên căn cứ vào trang Thông tin Thái Bình thì Nguyễn Thị Lộ đã gặp Nguyễn Trãi, trước khi ông vào Tây Sơn tụ nghĩa, và cũng kể từ đó bà đi theo ông suốt trong gần 10 năm của cuộc kháng chiến chống Minh.
Theo Phan Huy Chú thì khi ông (Nguyễn Trãi) lo việc nước, những chiếu thư, từ mệnh (Nguyễn Thị Lộ) đều được dự nhuận sắc.
Sau nhiều năm chịu nhiều hiểm nguy và gian khổ, cuộc khởi nghĩa chống quân ngoại xâm thành công. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, phong Nguyễn Trãi tước Quan Phục hầu và cho theo họ Lê của vua.
Được phong quan chức, nhưng kể từ đó vợ chồng bà phải đối mặt với một hiểm họa khác: những mâu thuẫn lục đục trong nội bộ giới thống trị. Sau thắng lợi một năm (đầu năm 1429), vì hiềm nghi, vua Lê cho bắt giết Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo. Nguyễn Trãi, vì là em họ Nguyên Hãn, cũng bị bắt nhốt một thời gian (1930). Sau, không có chứng cứ buộc tội, ông được tha, nhưng không còn được trọng dụng như trước nữa.
Năm 1433, vua Lê Thái Tổ mất, thái tử Nguyên Long lên nối ngôi, tức là Lê Thái Tông. Năm 1437, Nguyễn Trãi được chỉ định cùng với Lương Đăng thẩm định nhã nhạc. Mâu thuẫn nảy sinh giữa hai người, Nguyễn Trãi từ chối việc san định.
Năm 1438, thấy nhà vua còn nhỏ, thích chơi hơn học, Tư Đồ Lê Sát đem chuyện ra bàn. Sau khi nghe Thái bảo Ngô Từ giới thiệu, Lê Sát cho đưa Nguyễn Thị Lộ vào cung làm Lễ nghi học sĩ để lo việc học tập của vua và của các cung nữ (1438).
Ở cương vị mới này, bà đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được sử thần nhà Lê là Vũ Quỳnh khen là: Thị Lộ đã cảm hóa được Lê Thái Tông, thuyết phục vua chăm chỉ đèn sách, lại giúp vua nhiều ý kiến để sửa trị nước. Cậu bé bất trị nay đổi thành một “minh quân” khác hẳn trước
Năm 1400, thì Nguyễn Trãi xin về nghỉ ở Côn Sơn, chỉ thỉnh thoảng mới vâng mệnh vào chầu.
2.2 Thảm án Lệ Chi Viên:
Vua Thái Tông ham sắc, có nhiều vợ, chỉ trong 2 năm sinh liền 4 hoàng tử. Các bà vợ tranh chấp ngôi thái tử cho con mình nên trong triều xảy ra xung đột. Vua truất Hoàng hậu Dương Thị Bí và ngôi thái tử của con bà là Lê Nghi Dân lên 2 tuổi, lập Nguyễn Thị Anh làm hoàng hậu và cho con của bà này là Lê Bang Cơ chưa đầy 1 tuổi làm thái tử. Cùng lúc đó một bà vợ khác của vua là Ngô Thị Ngọc Dao lại sắp sinh, Nguyễn Thị Anh sợ đến lượt mẹ con mình bị phế nên tìm cách hại bà Ngọc Dao. Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ tìm cách cứu bà Ngọc Dao đem nuôi giấu, sau bà sinh được hoàng tử Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tông sau này).
Ngày 4 tháng 8 năm Nhâm Tuất (27 tháng 7 năm 1442), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt binh ở thành Chí Linh (Hải Dương). Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của mình.
Rời Côn Sơn để về lại Thăng Long, ngày 4 tháng 8 âm lịch nhà vua và đoàn tùy tùng đến trại vải (Lệ Chi Viên nay là Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Theo sử cũ, thì nhà vua đã thức đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng hà. Liền sau đó, Nguyễn Thị Lộ bị triều đình do hoàng hậu Nguyễn Thị Anh cầm đầu sai người bắt giam và tra khảo.
Văn thần Phan Huy Chú chép: Kịp khi kết tội, lâm hình. Thị Lộ chạy gieo mình xuống nước. Nhưng theo Nguyễn Cẩm Xuyên, thì vì chịu không nổi cực hình, Nguyễn Thị Lộ phải khai nhận. Án được thi hành ngay: Nguyễn Thị Lộ bị bỏ vào cũi sắt dìm xuống sông cho chết.
Bị kết tội đồng chủ mưu giết vua, Nguyễn Trãi bị kết án tru di tam tộc. Ông và cả ba họ ông bị xử chém vào ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất (19 tháng 9 năm 1442).
HuynhICT.CF - Mời bạn xem thêm tại Wikipedia: click đây
Share:

Giới thiệu về Tam nguyên – Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ

Phạm Đôn Lễ (1457-1531) đỗ Trạng nguyên năm 1481 đời vua Lê Thánh Tông. Ông cũng đỗ đầu cả kỳ thi Hương, thi Hội nên được coi là vị Tam nguyên đầu tiên của lịch sử khoa bảng Việt Nam. Ông làm quan đến Tả thị lang, Thượng thư.
Đền thờ Phạm Đôn Lễ ở thôn Hải Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Nguồn ảnh: ditichlichsuvanhoa.com.
NGHIÊN CỨU CÁCH DỆT RỒI DẠY CHO DÂN
Năm 1488, Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ vừa qua tuổi 31, được vua Lê cử đi sứ nhà Minh. Trên đường đi, đoàn qua thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, thấy phong cảnh hữu tình nên dừng chân nghỉ ngơi, thưởng lãm. Chiều hôm ấy, Trạng Nguyên Đôn Lễ đi dạo chơi thành Quế Lâm, tình cờ thấy người dân địa phương làm nghề dệt chiếu như ở quê ông nhưng phương pháp dệt không hoàn toàn giống. Ông tò mò quan sát thì thấy bàn dệt của họ để nằm, có ngựa đỡ, khác với ở quê nhà là bàn dệt đứng không có ngựa đỡ. Với cách dệt này, chiếu hẹp, bền và nhanh hơn. Thế là ông quyết tâm tìm cách đưa phương pháp dệt chiếu này về nước.
Sau khi đến Yên Kinh làm xong việc vua giao, đoàn trở về ngang Quế Lâm, Trạng nguyên Đôn Lễ bỏ tiền mua bàn dệt chiếu mang về nước. Ông đưa bàn dệt về làng Hới (làng Hải Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, Thái Bình) quê ông, gọi phường dệt đến tháo ra nghiên cứu và tập dệt thử. Phường dệt kêu khó quá. Thế là ông đích thân ngồi vào bàn dệt, với tư chất thông minh, ông nhanh chóng nắm được quy trình vận hành và gọi phường dệt lại để chỉ dạy. Nhìn những chiếc chiếu mới dệt xong, bấy giờ cai cũng tấm tắc khen.
Từ đó dân làng Hới dệt chiếu theo phương pháp mới. Chiếu làng Hới chẳng mấy chốc nổi tiếng khắp vùng. Trạng nguyên Đôn Lễ cho thợ đóng thêm nhiều bàn dệt mới truyền nghề dạy cho dân các làng miền duyên hải trấn Sơn Nam hạ (nay là các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định).
Ngoài ra, Trạng nguyên Đôn Lễ còn hướng dẫn dân cách trồng cói và chăm sóc để luôn có nguồn nguyên liệu dồi dào sản xuất chiếu. Đời sống người dân ngày càng sung túc. Từ đó, người dân quý mến gọi ông là Trạng Chiếu.
VỊ TAM NGUYÊN ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ
Phạm Đôn Lễ là người đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam đỗ Tam nguyên, hiện bia đá dựng tại Văn miếu – Quốc tử giám Hà Nội vẫn còn lưu giữ kỳ tích này.
Báo Hưng Yên online trích dẫn cuốn Tóm tắt tiểu sử Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ do dòng họ Phạm ở thôn Mỹ Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, sưu tầm và biên soạn năm Ất Hợi 1995 cho biết hồi nhỏ Trạng nguyên Đôn Lễ sống rất cơ cực. Mẹ của ông bán nước ven làng, còn cha làm nghề chài lưới tại bến đò Cà ven sông Luộc. Ngay khi ông còn rất nhỏ thì người cha đã qua đời.
Năm lên 3 tuổi, Phạm Đôn Lễ bị lạc trong một lần đi chơi ven sông. Một chủ thuyền buôn (sử sách ghi lại là người xã Thanh Nhã, huyện Kim Hoa, tức Sóc Sơn, Hà Nội ngày nay) khi đi qua đây thấy đứa trẻ khôi ngô, tuấn tú nên đã đưa về nuôi và cho ăn học. Phạm Đôn Lễ càng lớn càng tỏ ra thông minh, học một biết mười. Năm 1481 niêu hiệu Hồng Đức 12, vua Lê Thánh Tông mở khoa thi kén chọn nhân tài cho đất nước, Phạm Đôn Lễ dự thi Hội, thi Đình và đều đỗ thủ khoa. Trước đó ông cũng đỗ đầu kỳ thi Hương. Đó thật sự là một sự kiện chưa từng có trước đó.
Phạm Đôn Lễ được vua Thánh Tông bổ nhiệm làm Hàn lâm viện thừa chí. Ông được vua ban áo mão, ngựa và lộng che về quê vinh quy bái tổ. Lúc này người cha nuôi mới kể sự thật về nguồn gốc lai lịch của ông. Phạm Đôn Lễ trở về làng Hải Triều tìm mẹ. Người mẹ gặp con mà cứ ngõ như chuyện cổ tích. Từ đó Đôn Lễ đón mẹ về ở chung một nhà.
DẠY HỌC ĐẾN CUỐI ĐỜI
Phạm Đôn Lễ còn được biết đến là vị quan rất mực thương dân, tính lại cương trực, ghét bọn nịnh thần. Thời vua Lê Uy Mục (1505-1516), bọn tham quan bắt đầu nổi lên, tìm cách gièm pha hãm hại các bậc công thần. Phạm Đôn Lễ là đối tượng của chúng. Chuyện kể rằng một năm kia đê cửa sông Luộc bị vỡ, Phạm Đôn Lễ cho người xây kè chống sạt lở cửa sông. Trong thời gian này không may công chúa bị ốm nặng. Bọn gian thần đã tấu với vua công chúa bị ốm là do Phạm Đôn Lễ đào đắp đê cửa sông Luộc đã phạm đến long mạch. Vua nghe theo bèn khép tội Phạm Đôn Lễ.
Hay chuyện, Phạm Đôn Lễ xin từ quan, đưa vợ và bốn người con trai đến nhiều địa phương vừa dạy chữ vừa truyền nghề dệt chiếu cho người dân làm ăn. Trong lần về thôn Mỹ Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, ông quyết định ở lại đây mở trường dạy học.
Năm 1531 ông qua đời. Để tỏ lòng tôn kính, tại khu đất Đồng Cời thuộc thôn Mỹ Xá, dân làng đã xây khu lăng mộ Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ khá quy mô. Ngoài phần mộ chính của ông còn có các mộ phần của bốn người con trai. Hàng năm, nhân dân lấy ngày 6 tháng giêng âm lịch, là ngày sinh nhật Phạm Đôn Lễ, làm ngày đại lễ nhằm ghi nhớ công ơn dạy dân nghề dệt chiếu. Vào ngày này dân làng mở hội, tế lễ rất linh đình, đồng thời tổ chức nhiều trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ…
Tại làng Hới, quê nhà giáo Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ nay vẫn con ngôi đền mà người dân thường gọi Đền Quan trạng. Đền có diện tích 660m2 gồm năm gian ngoài, ba gian trong thờ tượng Trạng nguyên. Dân làng Hải Triều đã có bài thơ chữ Hán chạm trên bia đá ca ngợi Trạng Nguyên, được Viện Hán Nôm dịch ra như sau:
Nước sông mênh mang nguồn dòng dài
Nhà từ đường rực rõ, hương hoa ngát thơm
Vị thần giáng xuống ánh sáng rực rỡ
Mây sáng phiêu diêu, xa giá lượn quạnh
Giáng vẻ ung dung, vang khắp mùa xuân
Hát vang bài ca yên vui, điển chương yên lành
Phúc thần dạt dào, nhân kiệt địa linh
Từng bước đi đưa hương, báo đáp thần linh
Đời đời thờ thần, mãi mãi hoà bình.
Share:

Phổ biến nhất

Bản đồ toàn xã

Fanpage on Facebook