Kênh chia sẻ tin tức nhanh chóng và tin cậy cho bà con

Tân Lễ nằm ở ngã ba sông Luộc và sông Hồng (tên gọi cổ của ngã ba này là cửa Tuần Vườn), giáp ranh với tỉnh Hưng Yên (ranh giới là sông Luộc) và Hà Nam (ranh giới là sông Hồng), là xã đầu tỉnh ở phía tây bắc của tỉnh Thái Bình. Phía Nam và Đông Nam Tân Lễ giáp xã Phú Sơn (tức là thị trấn Hưng Nhân hiện nay), phía Đông là xã Canh Tân, là các xã cùng huyện. Phía Bắc giáp các xã Đức Thắng, Hải Triều, Thiện Phiến của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên, phía Tây Bắc và Tây là các xã Thủ Sĩ, Tân Hưng của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên. Phía Tây Nam, Tân Lễ giáp xã Chân Lý huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Tân Lễ có quốc lộ 39 chạy ngang qua, với Cầu Triều Dương bắc qua sông Luộc nối Thái Bình với Hưng Yên. Ngày 23 tháng 2 năm 1977, hợp nhất 2 xã Phạm Lễ và xã Tân Mỹ thành xã Tân Lễ, tên Tân Lễ được ghép từ chữ Tân (trong từ Tân Mỹ) và Lễ (trong từ Phạm Lễ) Làng Hải Triều (tức làng Hới) là một làng nghề truyền thống nổi tiếng với nghề làm chiếu Hới. Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới. sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng. Nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bấy giờ là nhờ công lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ. Hải Triều là quê hương của những danh nhân Nguyễn Thị Lộ (vợ Nguyễn Trãi, nên duyên với Nguyễn Trãi nhờ đi bán chiếu tại Thăng Long) và trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (Trạng Chiếu)...
  • Khái quát chung về xã Tân Lễ

    Tân Lễ nằm ở ngã ba sông Luộc và sông Hồng (tên gọi cổ của ngã ba này là cửa Tuần Vườn), giáp ranh với tỉnh Hưng Yên (ranh giới là sông Luộc) và Hà Nam (ranh giới là sông Hồng).

  • Giới thiệu trường THCS Phạm Đôn Lễ

    Trường THCS Tân Lễ được thành lập năm 1967 theo quyết định của UBND huyện Hưng Hà do hai trường PTCS Tân Mỹ và PTCS Phạm Lễ hợp thành, lúc đó trường có tên là trường PTCS Tân Lễ. Năm 1993 trường được tách ra từ trường PTCS Tân Lễ.

  • Giới thiệu làng Hới

    Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới, và chiếu Thái Bình (tên tỉnh). sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng.

  • Giới thiệu tam nguyên - trạng nguyên Phạm Đôn Lễ

    Phạm Đôn Lễ (1457-1531) đỗ Trạng nguyên năm 1481 đời vua Lê Thánh Tông. Ông cũng đỗ đầu cả kỳ thi Hương, thi Hội nên được coi là vị Tam nguyên đầu tiên của lịch sử khoa bảng Việt Nam. Ông làm quan đến Tả thị lang, Thượng thư.

  • Giới thiệu lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ

    Nguyễn Thị Lộ (1400 -1442), là vợ thứ của danh thần Nguyễn Trãi và là một nữ quan nhà Lê trong lịch sử Việt Nam. Tên tuổi bà từ lâu đã gắn liền với vụ thảm án Lệ Chi Viên xảy ra vào năm Nhâm Tuất (1422), dẫn đến cái chết của vợ chồng bà và cái án tru di tam tộc.

Showing posts with label Phạm Đôn Lễ. Show all posts
Showing posts with label Phạm Đôn Lễ. Show all posts

Tuesday, September 29, 2015

Ông tổ nghề chiếu Việt Nam

Những người dân làng Hới hàng ngày vẫn làm ra những lá chiếu bền đẹp đưa lên tận miền núi, ra cả hải đảo để phục vụ cho nhân dân trong cả nước luôn nhớ về tổ nghề của mình. Ðó là tam nguyên Phạm Ðôn Lễ trường tồn mãi trong lòng nhân dân Hải Triều nói riêng, nhân dân Thái Bình nói chung.
Ðình Quan Trạng xã Tân Lễ (Hưng Hà) nơi thờ Trạng nguyên Phạm Ðôn Lễ - ông tổ nghề chiếu

Hàng năm đầu xuân du khách gần xa lại tìm về đền quan trạng để thắp hương, tưởng nhớ tới vị quan tả thị lang thượng thư tài cao học rộng của quê hương Hưng Hà.

Sách “Tổ nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của tiến sĩ Ðỗ Thị Hảo (xuất bản năm 2000) viết: “Phạm Ðôn Lễ, tổ nghề dệt chiếu, ông là người Hải Trào (Triều), tên nôm là làng Hới, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ðỗ trạng nguyên niên hiệu Hồng Ðức thứ 12 (1481) đời vua Lê Thánh Tông. Học giỏi, tài cao, từ thi hương đến thi đình đều đỗ đầu. Có người nhầm ông với Phạm Ðôn làm quan bộ lễ thời tiền Lê, học được nghề dệt chiếu ở Quế Lâm (Trung Quốc). Dân gian truyền rằng Hải Triều và những vùng lân cận rất hợp với việc trồng cói, dân ở đây đã có nghề dệt chiếu từ lâu đời, nhưng dệt bằng khung đứng, vừa chậm, chiếu lại không đẹp.
Phạm Ðôn Lễ đã giúp dân mở mang nghề trồng cói, ông lại  có sáng kiến cải tiến cách dệt chiếu bằng khung nằm, có ngựa đỡ sợi dọc, làm cho sợi đay luồn cói, chao cói nhanh hơn, sợi đan đều hơn, năng suất cao, chiếu lại đẹp, chiếu Hới có nhiều loại, song nổi tiếng nhất là chiếu đậu, khắp nơi đâu đâu cũng hâm mộ, ưa dùng. Nhớ ơn ông, dân xã lập đền thờ và tôn ông là “ông Trạng chiếu”. Hàng năm tổ chức lễ hội để tưởng nhớ tới ông và khuyến nghệ vào ngày 6/Giêng” (Sđd/tr.84).
Phạm Ðôn Lễ (có tài liệu ghi sinh năm 1457 - không rõ năm mất) trong một gia đình nghèo khó. Tương truyền bố ông họ Phạm, quê ở huyện Tứ Kỳ, sống bằng nghề chài lưới. Mẹ ông người làng Hải Triều (nay là xã Tân Lễ, Hưng Hà, Thái Bình), dựng túp lều tranh đơn sơ làm quán hàng nước để bán cho khách qua đò. Ngay từ khi Phạm Ðôn Lễ còn rất nhỏ thì bố ông đột ngột qua đời. Hai mẹ con đơn côi chỉ còn biết trông cậy vào quán hàng nước nghèo nàn, dột nát. Càng lớn Phạm Ðôn Lễ càng khôi ngô, tuấn tú.
Theo truyền thuyết và tư liệu điền dã thì khi Phạm Ðôn Lễ 3 tuổi trong một lần dạo chơi trên bờ sông Luộc, cậu bé bị lạc. Bà mẹ lặn lội tìm con khắp nơi nhưng tin tức về người con thất lạc vẫn bặt vô âm tín. Bà không ngờ rằng trong khi lang thang và bị lạc trên bờ sông Luộc, Phạm Ðôn Lễ đã được một người giàu có quê ở Thanh Hóa đón lên thuyền đưa về nuôi dưỡng. Khi đến tuổi đi học, người bố nuôi đã cho Phạm Ðôn Lễ cùng người con trai của mình theo thầy học chữ. Vốn là người thông minh lên cậu bé họ Phạm học một biết mười. Mặc dù vừa phải lao động giúp đỡ bố mẹ nuôi nhưng với tài năng của mình Phạm Ðôn Lễ lại học giỏi hơn những người bạn cùng trang lứa. Thầy dạy học rất yêu quý tài học của Phạm Ðôn Lễ, ông dốc lòng truyền dạy cho học trò yêu của mình, vì tin rằng trong tương lai chàng trai trẻ này sẽ làm lên nghiệp lớn.
Theo các tài liệu lịch sử, năm Tân Sửu niên hiệu Hồng Ðức 12 - triều vua Lê Thánh Tông, triều đình mở khoa thi kén chọn nhân tài cho đất nước. Phạm Ðôn Lễ lên kinh thành dự thi. Cả ba lần khoa thi: thi hương, thi hội, thi đình ông đều đỗ thủ khoa. Sử chép: Vua ngự ở Ðiện kinh thiên, thảo ra văn sách, hỏi về lý số, Phạm Ðôn Lễ đều trả lời rành mạch, lời lẽ phóng đạt trôi chảy, vua cho đỗ trạng nguyên (tiến sĩ Cập Ðệ). Sau khi thi đỗ, được cha nuôi kể cho nghe về quê hương, bản quán của mình; đến lúc này quan trọng mới biết quê chính của mình là ở làng Hải Triều ven sông Luộc. Ông quyết tâm tìm về quê hương để gặp người mẹ già khốn khổ vẫn năm tháng ngóng chờ tin con. Trong vai người khách bộ hành Phạm Ðôn Lễ về bến đò Cà bên bờ sông Luộc, thuộc làng Hải Triều huyện Ngự Thiên. Ðến bến đò Cà thấy có quán nước siêu vẹo ở bên bờ sông. Một cụ già mái tóc bạc phơ, đôi mắt vẫn còn tinh nhanh, đang ngồi bán nước cho quán bộ hành; quan trạng bèn vào nghỉ chân và lân la hỏi chuyện cụ chủ quán. Khi hỏi đến con cái của cụ thì đột nhiên cụ già buồn rầu, vừa khóc  vừa kể cho khách nghe về người con trai bị thất lạc năm lên ba tuổi, đến nay đã trên 30 năm. Bà vẫn hàng ngày vừa bán hàng nước, vừa ngóng tin con với niềm hy vọng người con trai nếu còn sống chắc chắn sẽ tìm về với mẹ. Quan trạng nguyên ngồi nghe kể chuyện mà lòng quặn đau thương mẹ. Trạng liền hỏi: Cụ còn nhớ con trai cụ có đặc điểm gì nổi bật, dễ nhớ không? Cụ già bán nước nói trong nước mắt: ở giữa gan bàn chân trái chân con trai tôi có nốt ruồi đỏ như son. Quan trạng nghe nói vậy, biết ngay đây chính là người mẹ đáng thương của mình, nhưng ông cố nén lòng, xin chủ quán cho phép mình được nghỉ nhờ trên chiếc chõng tre; khi nằm trên chõng ông cố ý gác chân trái lên chân phải để lộ nốt ruồi đỏ ở gan bàn chân trái của mình ra. Cụ ra bán quán vô tình nhìn thấy bất chợt cụ ôm mặt khóc rất to. Thấy vậy, quan trạng vội ngồi dậy và hỏi: Vì sao cụ khóc? Cụ già nói: Tôi khóc vì nhìn thấy nốt ruồi ở gan bàn chân trái của quý khách giống như của con trai tôi ngày còn bé. Không thể nén được nỗi lòng mình, trạng nguyên Phạm Ðôn Lễ vội ra khỏi chõng tre chạy lại ôm chầm lấy người mẹ già đáng thương; quan trạng nói: Thưa mẹ, con chính là đứa con trai bị thất lạc của mẹ 30 năm về trước. Mấy năm sau người mẹ của quan trạng qua đời. Truyền thuyết kể rằng: Trong thời gian về chịu tang mẹ, thấy dân làng Hải Triều có nghề dệt chiếu nhưng chiếu làm ra không đẹp, hơn nữa khung dệt lại cao, đay rùi làm cho lá chiếu không phẳng nên quan trạng đã suy nghĩa và tìm hiểu nguyên nhân. (có truyền thuyết cho rằng trước đây khi đến vùng Quảng Ðông (Trung Quốc) trong một chuyến đi công cán, Phạm Ðôn Lễ thấy dân ở vùng này sống bằng nghề dệt chiếu và trồng cói, ông để tâm tìm hiểu kỹ thuật của họ). Khi về nước ông đem truyền lại những bí quyết đã học hỏi được cho dân làng Hới.
Ðồng thời ông còn cải tiến khung dệt chiếu thấp xuống, lại làm thêm ngựa đỡ đay ở trên khung, giúp cho sợi dây thêm căng, đồng thời dùng nêm tre để nêm chèn ở phần cuối khung chiếu, giúp cho sợi đay trên khung không bị chùng xuống. Từ đó chiếu của làng Hới làm ra vừa phẳng, vừa đẹp. Không chỉ có vậy ông còn hướng dẫn cho dân làng cách dệt chiếu Ðậu (đay đôi, cỏ đôi), chọn cỏ cói vừa đều, vừa hồng, vừa đẹp, đồng thời phổ biến cách dệt chiếu cải chữ hoa và cách nhuộm cói. Không những thế ông còn hướng dẫn dân trồng cói ở các vùng nội đồng giáp sông. Cói trồng ở đây khi thu hoạch, chẻ cói ra đem phơi được nắng thì cói vừa hồng, vừa bền, vừa đẹp, lại không bị mốc. Kỹ thuật nhuộm màu tinh sảo, lá chiếu Ðậu được dệt ra trung bình dùng được từ 5 - 7 năm mới phải thay chiếu khác. Xưa kia vẫn truyền câu ca “Ăn cho hom, nằm giường hòm, đắp chiếu hới”.
Truyền thuyết và tư liệu điền dã cho biết, khi đê cửa sông Luộc bị lở vỡ; Phạm Ðôn Lễ đã giúp nhân dân kè lại cửa sông bị vỡ, cũng trong thời gian này không may công chúa con vua bị ốm nặng. Vốn tính trung thực, thường hay can gián vua không nghe theo những kẻ nịnh thần nên nhân cớ này bọn gian thần hặc tội Phạm Ðôn Lễ và tấu với nhà vua: “Công chúa bị ốm là do Phạm Ðôn Lễ đào đắp đê cửa Luộc đã bị phạm đến long mạch”. Vua nghe theo lời dèm pha của chúng, khép tội Phạm Ðôn Lễ; nhưng sau khi các quan trung thần tấu xin giảm tội, triều đình đã bắt ông phải từ quan. Phạm Ðôn Lễ trở về Hải Triều sau đó ông về sống ở quê hương của người cha tại huyện Tứ Kỳ. Tại đây ông đã truyền nghề dệt chiếu cho dân làng và những ngày cuối cùng cuộc đời, ông luôn nhớ tới làng Hải Triều quê hương của thân mẫu mình. Khi mất thi hài của ông được chôn tại quê hương Tứ Kỳ của thân phụ mình. Nghe tin ông mất, dân làng Hải Triều đã tấu với triều đình xin cho phép lập đề thờ ông.
Hàng năm vào ngày 06/Giêng (ngày mất của tam nguyên Phạm Ðôn Lễ nhân dân làng Hải Triều, Bùi Xá, Hà Xá, Thanh Triều, Kiều Thạch, Mỹ Ðại, Xuân Hải, Xuân Trúc… đều tổ chức lễ hội để tưởng nhớ tới ông trạng chiếu - một con người hiếu học - tài năng hết lòng vì dân và được coi là vị tổ nghề chiếu của quê hương, đất nước. Dân gian gọi đền thờ ông là đền quan trạng chiếu. Tại đền còn lưu giữ đựơc các đạo sắc phong, nhiều câu đối ca ngợi công lao của thị lang thượng thư Phạm Ðôn Lễ với nghề chiếu của làng Hới. Thần phả triều Nguyễn còn ghi, trạng nguyên khoa Tân Sửu Phạm Ðôn Lễ thi hương, thi hội, thi đình đều đỗ đầu, làm quan tới chức thị lang, phụng mệnh sang sứ Bắc Quốc, học được nghề dệt, về dạy người bản xã và trong tổng. Nhiều người nhờ nghề ấy làm kế sinh nhai, sau khi chết dân nhớ công ơn lập đền thờ, bản triều (nhà Nguyễn) có sắc phong tặng”.
Vào những năm đầu thế kỷ 16 tương truyền Mạc Ðăng Danh cho dân làng Hới mở rộng chợ để bán chiếu và cho xây cầu đá thay cho cầu cũ bị hỏng (theo nội dung tấm bia khắc vào năm 1531- thời Mạc. Việc làm đó đã minh chứng cho sự khẳng định từ thế kỷ thứ 15 - 16, vùng đất Hải Triều đã là một địa điểm tập trung thương lái và trở thành thị trường lớn của huyện Ngự Thiên xưa. Trải qua biết bao biến động của thời gian, nghề dệt chiếu của làng Hới ngày càng phát triển mạnh mẽ và lan rộng ra các xã trong huyện, trong tỉnh và cả các địa phương khác của tỉnh bạn….
Đặng Hùng (Sưu tầm)
(CTV Thành phố Thái Bình)
Share:

Friday, March 18, 2011

Giới thiệu về Tam nguyên – Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ

Phạm Đôn Lễ (1457-1531) đỗ Trạng nguyên năm 1481 đời vua Lê Thánh Tông. Ông cũng đỗ đầu cả kỳ thi Hương, thi Hội nên được coi là vị Tam nguyên đầu tiên của lịch sử khoa bảng Việt Nam. Ông làm quan đến Tả thị lang, Thượng thư.
Đền thờ Phạm Đôn Lễ ở thôn Hải Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Nguồn ảnh: ditichlichsuvanhoa.com.
NGHIÊN CỨU CÁCH DỆT RỒI DẠY CHO DÂN
Năm 1488, Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ vừa qua tuổi 31, được vua Lê cử đi sứ nhà Minh. Trên đường đi, đoàn qua thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, thấy phong cảnh hữu tình nên dừng chân nghỉ ngơi, thưởng lãm. Chiều hôm ấy, Trạng Nguyên Đôn Lễ đi dạo chơi thành Quế Lâm, tình cờ thấy người dân địa phương làm nghề dệt chiếu như ở quê ông nhưng phương pháp dệt không hoàn toàn giống. Ông tò mò quan sát thì thấy bàn dệt của họ để nằm, có ngựa đỡ, khác với ở quê nhà là bàn dệt đứng không có ngựa đỡ. Với cách dệt này, chiếu hẹp, bền và nhanh hơn. Thế là ông quyết tâm tìm cách đưa phương pháp dệt chiếu này về nước.
Sau khi đến Yên Kinh làm xong việc vua giao, đoàn trở về ngang Quế Lâm, Trạng nguyên Đôn Lễ bỏ tiền mua bàn dệt chiếu mang về nước. Ông đưa bàn dệt về làng Hới (làng Hải Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, Thái Bình) quê ông, gọi phường dệt đến tháo ra nghiên cứu và tập dệt thử. Phường dệt kêu khó quá. Thế là ông đích thân ngồi vào bàn dệt, với tư chất thông minh, ông nhanh chóng nắm được quy trình vận hành và gọi phường dệt lại để chỉ dạy. Nhìn những chiếc chiếu mới dệt xong, bấy giờ cai cũng tấm tắc khen.
Từ đó dân làng Hới dệt chiếu theo phương pháp mới. Chiếu làng Hới chẳng mấy chốc nổi tiếng khắp vùng. Trạng nguyên Đôn Lễ cho thợ đóng thêm nhiều bàn dệt mới truyền nghề dạy cho dân các làng miền duyên hải trấn Sơn Nam hạ (nay là các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định).
Ngoài ra, Trạng nguyên Đôn Lễ còn hướng dẫn dân cách trồng cói và chăm sóc để luôn có nguồn nguyên liệu dồi dào sản xuất chiếu. Đời sống người dân ngày càng sung túc. Từ đó, người dân quý mến gọi ông là Trạng Chiếu.
VỊ TAM NGUYÊN ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ
Phạm Đôn Lễ là người đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam đỗ Tam nguyên, hiện bia đá dựng tại Văn miếu – Quốc tử giám Hà Nội vẫn còn lưu giữ kỳ tích này.
Báo Hưng Yên online trích dẫn cuốn Tóm tắt tiểu sử Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ do dòng họ Phạm ở thôn Mỹ Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, sưu tầm và biên soạn năm Ất Hợi 1995 cho biết hồi nhỏ Trạng nguyên Đôn Lễ sống rất cơ cực. Mẹ của ông bán nước ven làng, còn cha làm nghề chài lưới tại bến đò Cà ven sông Luộc. Ngay khi ông còn rất nhỏ thì người cha đã qua đời.
Năm lên 3 tuổi, Phạm Đôn Lễ bị lạc trong một lần đi chơi ven sông. Một chủ thuyền buôn (sử sách ghi lại là người xã Thanh Nhã, huyện Kim Hoa, tức Sóc Sơn, Hà Nội ngày nay) khi đi qua đây thấy đứa trẻ khôi ngô, tuấn tú nên đã đưa về nuôi và cho ăn học. Phạm Đôn Lễ càng lớn càng tỏ ra thông minh, học một biết mười. Năm 1481 niêu hiệu Hồng Đức 12, vua Lê Thánh Tông mở khoa thi kén chọn nhân tài cho đất nước, Phạm Đôn Lễ dự thi Hội, thi Đình và đều đỗ thủ khoa. Trước đó ông cũng đỗ đầu kỳ thi Hương. Đó thật sự là một sự kiện chưa từng có trước đó.
Phạm Đôn Lễ được vua Thánh Tông bổ nhiệm làm Hàn lâm viện thừa chí. Ông được vua ban áo mão, ngựa và lộng che về quê vinh quy bái tổ. Lúc này người cha nuôi mới kể sự thật về nguồn gốc lai lịch của ông. Phạm Đôn Lễ trở về làng Hải Triều tìm mẹ. Người mẹ gặp con mà cứ ngõ như chuyện cổ tích. Từ đó Đôn Lễ đón mẹ về ở chung một nhà.
DẠY HỌC ĐẾN CUỐI ĐỜI
Phạm Đôn Lễ còn được biết đến là vị quan rất mực thương dân, tính lại cương trực, ghét bọn nịnh thần. Thời vua Lê Uy Mục (1505-1516), bọn tham quan bắt đầu nổi lên, tìm cách gièm pha hãm hại các bậc công thần. Phạm Đôn Lễ là đối tượng của chúng. Chuyện kể rằng một năm kia đê cửa sông Luộc bị vỡ, Phạm Đôn Lễ cho người xây kè chống sạt lở cửa sông. Trong thời gian này không may công chúa bị ốm nặng. Bọn gian thần đã tấu với vua công chúa bị ốm là do Phạm Đôn Lễ đào đắp đê cửa sông Luộc đã phạm đến long mạch. Vua nghe theo bèn khép tội Phạm Đôn Lễ.
Hay chuyện, Phạm Đôn Lễ xin từ quan, đưa vợ và bốn người con trai đến nhiều địa phương vừa dạy chữ vừa truyền nghề dệt chiếu cho người dân làm ăn. Trong lần về thôn Mỹ Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, ông quyết định ở lại đây mở trường dạy học.
Năm 1531 ông qua đời. Để tỏ lòng tôn kính, tại khu đất Đồng Cời thuộc thôn Mỹ Xá, dân làng đã xây khu lăng mộ Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ khá quy mô. Ngoài phần mộ chính của ông còn có các mộ phần của bốn người con trai. Hàng năm, nhân dân lấy ngày 6 tháng giêng âm lịch, là ngày sinh nhật Phạm Đôn Lễ, làm ngày đại lễ nhằm ghi nhớ công ơn dạy dân nghề dệt chiếu. Vào ngày này dân làng mở hội, tế lễ rất linh đình, đồng thời tổ chức nhiều trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ…
Tại làng Hới, quê nhà giáo Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ nay vẫn con ngôi đền mà người dân thường gọi Đền Quan trạng. Đền có diện tích 660m2 gồm năm gian ngoài, ba gian trong thờ tượng Trạng nguyên. Dân làng Hải Triều đã có bài thơ chữ Hán chạm trên bia đá ca ngợi Trạng Nguyên, được Viện Hán Nôm dịch ra như sau:
Nước sông mênh mang nguồn dòng dài
Nhà từ đường rực rõ, hương hoa ngát thơm
Vị thần giáng xuống ánh sáng rực rỡ
Mây sáng phiêu diêu, xa giá lượn quạnh
Giáng vẻ ung dung, vang khắp mùa xuân
Hát vang bài ca yên vui, điển chương yên lành
Phúc thần dạt dào, nhân kiệt địa linh
Từng bước đi đưa hương, báo đáp thần linh
Đời đời thờ thần, mãi mãi hoà bình.
Share:

Phổ biến nhất

Bản đồ toàn xã

Fanpage on Facebook