Kênh chia sẻ tin tức nhanh chóng và tin cậy cho bà con

Tân Lễ nằm ở ngã ba sông Luộc và sông Hồng (tên gọi cổ của ngã ba này là cửa Tuần Vườn), giáp ranh với tỉnh Hưng Yên (ranh giới là sông Luộc) và Hà Nam (ranh giới là sông Hồng), là xã đầu tỉnh ở phía tây bắc của tỉnh Thái Bình. Phía Nam và Đông Nam Tân Lễ giáp xã Phú Sơn (tức là thị trấn Hưng Nhân hiện nay), phía Đông là xã Canh Tân, là các xã cùng huyện. Phía Bắc giáp các xã Đức Thắng, Hải Triều, Thiện Phiến của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên, phía Tây Bắc và Tây là các xã Thủ Sĩ, Tân Hưng của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên. Phía Tây Nam, Tân Lễ giáp xã Chân Lý huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Tân Lễ có quốc lộ 39 chạy ngang qua, với Cầu Triều Dương bắc qua sông Luộc nối Thái Bình với Hưng Yên. Ngày 23 tháng 2 năm 1977, hợp nhất 2 xã Phạm Lễ và xã Tân Mỹ thành xã Tân Lễ, tên Tân Lễ được ghép từ chữ Tân (trong từ Tân Mỹ) và Lễ (trong từ Phạm Lễ) Làng Hải Triều (tức làng Hới) là một làng nghề truyền thống nổi tiếng với nghề làm chiếu Hới. Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới. sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng. Nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bấy giờ là nhờ công lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ. Hải Triều là quê hương của những danh nhân Nguyễn Thị Lộ (vợ Nguyễn Trãi, nên duyên với Nguyễn Trãi nhờ đi bán chiếu tại Thăng Long) và trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (Trạng Chiếu)...

Sunday, October 18, 2015

Làm giàu từ mô hình trang trại

Mặc dù tuổi đã cao nhưng ông Vũ Văn Bề ở thôn Hải Triều, xã Tân Lễ (Hưng Hà) vẫn tích cực lao động, tăng gia sản xuất, chăn nuôi, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Trang trại của ông Vũ Văn Bề
Tham gia quân ngũ năm 1974, đến năm 1979 ông Bề xuất ngũ trở về quê hương. Quanh năm gắn bó với ruộng đồng và chăn nuôi nhỏ lẻ, không có nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống gia đình ông gặp nhiều khó khăn. Là trụ cột trong gia đình, với quyết tâm thoát khỏi cái khó, cái nghèo, năm 2008 ông mạnh dạn đấu thầu 24.000m2 đất chua trũng để xây dựng trang trại chăn nuôi tổng hợp, đồng thời dốc toàn bộ sức người, sức của vào việc đào ao, thả cá, nuôi gà, vịt, lợn. Tuy nhiên, năm 2012, đàn vịt trong trang trại của ông bị nhiễm dịch cúm, thiệt hại khoảng 80 triệu đồng. Vốn vẫn chưa thu hồi hết mà thiệt hại lại quá lớn song điều đó không làm ông nản lòng.
Quyết tâm vượt qua khó khăn, ông tìm đến nhiều mô hình trang trại trong và ngoài tỉnh để tìm hiểu cách làm, cách nuôi, chăm sóc và ứng phó với những tình huống xấu phát sinh. Bên cạnh đó, thay vì tự làm, tự rút kinh nghiệm như thời gian trước, ông tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật do địa phương tổ chức; chủ động nắm bắt, mở mang kiến thức để áp dụng trong sản xuất, chăn nuôi; thường xuyên theo dõi thông tin, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức qua báo, đài. Sau khi nắm vững kiến thức khoa học, hiểu về quy trình chăm sóc, phòng tránh dịch bệnh cho vật nuôi, ông đã thay đổi mô hình chăn nuôi, áp dụng những điều đã học được vào trang trại của mình. Ông Bề cho biết: Tôi tập trung đầu tư vào nuôi cá kết hợp với nuôi lợn, vịt thịt và trồng nhiều loại cây cảnh, cây lấy gỗ, cây ăn quả cũng như nhiều loại rau màu khác nhau.
Trên diện tích 24.000m2, ông Bề đầu tư đào 23.000m2 ao, chia thành 2 ao lớn để nuôi các loại cá truyền thống như trắm, trôi, rô phi, mè, chép và cá chim trắng. Một năm đánh bắt cá một lần, thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng, trừ chi phí cho thu lãi khoảng 70 - 80 triệu đồng. Diện tích còn lại, ông đầu tư xây dựng chuồng nuôi 2 lợn nái và từ 30 - 35 lợn thịt. Tận dụng diện tích mặt nước của ao cá, ông nuôi kết hợp 500 con vịt thịt. Từ chăn nuôi lợn và vịt thịt cho gia đình ông thu lãi trên 70 triệu đồng/năm. Không để trống một diện tích đất nào, ông trồng kết hợp nhiều loại cây khác nhau, từ cây cảnh, cây lấy gỗ, cây ăn quả đến các loại rau màu. Cũng bởi vậy mà trang trại của ông lúc nào cũng rợp bóng mát cây xanh, không khí luôn trong lành, thoáng đãng. Tổng doanh thu từ trang trại của ông Bề đạt gần 500 triệu đồng/năm.
Ngoài công việc trong trang trại của gia đình, ông Bề còn rất tích cực tham gia các phong trào của Hội Nông dân xã, thường xuyên giúp đỡ những người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn; chia sẻ, động viên con cháu cùng phát huy trí tuệ, sức khỏe để góp phần làm giàu cho gia đình, cho quê hương. 
      Phạm Hu
ế
Share:

0 comments:

Post a Comment

Phổ biến nhất

Bản đồ toàn xã

Fanpage on Facebook